Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không? Cách chữa tốt nhất 

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ mặc dù xảy ra rất phổ biến nhưng cũng không vì thế mà bố mẹ nên xem nhẹ. Bàn chân bẹt nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp và sự phát triển sau này của trẻ. 

Tìm hiểu về hội chứng bàn chân bẹt 

Vòm bàn chân được tạo nên từ nhiều nhóm cơ và dây chằng, có khả năng giữ thăng bằng cơ thể, hỗ trợ cho việc đi đứng thuận lợi. Không những vậy, vòm chân còn giúp giảm thiểu đáng kể áp lực từ mặt đất tác động lên khớp cổ chân, khớp gối, hông cũng như thắt lưng mỗi khi di chuyển.

   

Những người có lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ cong được xem là những người mắc hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bên cạnh một số trẻ ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi, vòm bàn chân dần được hình thành với hệ thống dây chằng, một số trẻ tự hết khi 6 tuổi thì cũng có không ít trẻ vòm bàn chân vẫn giữ nguyên tình trạng bằng phẳng, không có độ cong. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bẹt chân ở trẻ 

Có không ít nguyên nhân dẫn đến bệnh bàn chân bẹt ở trẻ. Trong đó, phải nói đến một số nguyên nhân phổ biến như:  

  • Do yếu tố di truyền, trong nhà có người thân hoặc ba mẹ có tiền sử mắc hội chứng bàn chân bẹt.
  • Do thói quen đi chân đất, thói quen đi dép hay đi xăng-đan có đế lót bằng từ khi còn nhỏ.
  • Sự lỏng lẻo của dây chằng dẫn đến sự biến dạng và mất độ cong ở lòng bàn chân.
  • Trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân.
  • Gãy xương hoặc gặp phải một số vấn đề bệnh lý xương khớp như thấp khớp, bệnh lý liên quan đến béo phì, thần kinh… 
  • Trẻ có hai chân không bằng nhau, trong đó, chân dài hơn thường sẽ có lòng bàn chân phẳng hơn để tạo sự cân bằng.  
  • Các vấn đề ảnh hưởng đến cơ hay dây thần kinh như bệnh bại não, rối loạn dưỡng cơ, nứt đốt sống…  

Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ

Thông thường, hầu hết trẻ mới sinh ra đều có bàn chân bẹt. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là sau giai đoạn 2 tuổi, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến sự thay đổi ở vòm bàn chân của bé. Lúc này, các cấu trúc bàn chân đang trên đà phát triển, hoàn thiện. Vì vậy, hãy để ý nếu trẻ có cá dấu hiệu bất thường sau: 

  • Cổ chân xoay hướng ra ngoài hoặc vào trong. 
  • Chân bước đi không thẳng mà thành hình chữ V. 
  • Khớp gối có xu hướng xoay chụm vào nhau. 
  • Lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm.  

Tất cả những dấu hiệu này đều cho thấy trẻ đang gặp phải hội chứng bàn chân bẹt. Ngoài ra, còn một cách dễ dàng khác để cha mẹ có thể kiểm chứng, là làm ướt chân trẻ bằng nước màu rồi cho trẻ in chân lên tờ giấy hoặc in dấu chân lên cát. Nếu dấu chân có hình dạng cả bàn chân, điều đó có nghĩa là trẻ có bàn chân bẹt. Còn nếu chân có vết lõm thì đó là bàn chân hoàn toàn bình thường. 

Bệnh bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 

Bàn chân bẹt là một tình trạng phát triển cơ xương bàn chân không bình thường. Tình trạng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ xương của cơ thể, gây ra những khó khăn, bất tiện không nhỏ đến sức khỏe, sự phát triển và cuộc sống sau này của trẻ. Một số biến chứng bàn chân bẹt có thể xảy ra như: 

Viêm khớp mắt cá chân

Trẻ có bàn chân bẹt, lòng bàn chân bằng phẳng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt cá chân – bộ phận chịu áp lực trực tiếp từ mặt đất khi hoạt động. Nếu áp lực diễn ra trong thời gian dài, khớp mắt cá chân và cả các mô mềm quanh khớp đều có thể phát sinh các tổn thương, dẫn tới viêm.  

Viêm gân Achilles

Gân Achilles nằm ở vị trí gót bàn chân, là bộ phận hỗ trợ cơ thể trong mọi quá trình hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, khi lòng bàn chân không có độ lõm, áp lực lên bàn chân và gân Achilles tăng cao, dễ làm phát sinh các tổn thương, dẫn đến viêm gân. 

Bàn chân bẹt ở trẻ gây sai lệch cấu trúc bàn chân

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nếu không sớm được điều trị, cấu trúc bàn chân sẽ dần phát triển lệch trục, không cân đối. Trong đó, biểu hiện rõ ràng nhất chính là ngón chân cái bị đẩy sát vào ngón bên cạnh. Đồng thời hình thành nên cái bướu gây đau đớn cho trẻ mỗi khi mang giày dép di chuyển – một biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể khiến cho cấu trúc xương ngày càng phát triển bất thường. Lâu dần sẽ dễ dẫn đến viêm gan bàn chân, chứng gai gót chân hay thậm chí là ảnh hưởng đến cả đầu gối.

bàn chân bẹt ở trẻ
Bàn chân bẹt có thể gây sai lệch cấu trúc chân

Viêm bao hoạt dịch ngón cái

Như đã đề cập ở trên, hội chứng bàn chân bẹt có thể gây ra sự phát triển sai lệch trong cấu trúc ngón cái. Về lâu về dài còn có thể gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch ngón cái, gây nhiều triệu chứng khó chịu ở trẻ. 

Thoái hóa khớp gối

Bàn chân bẹt ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối sớm do xương cổ chân bị lệch, hướng vào trong hoặc ra ngoài. Điều này làm ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc xương khớp khác, trong đó, có đầu gối. Nó khiến cho khớp xương đầu gối bị xoay lệch, không chỉ gây ra các cơn đau mỗi khi trẻ vận động, mà còn có nguy cơ dẫn đến viêm và quá trình thoái hóa sớm. 

Biến dạng chân 

Trong cấu trúc bàn chân, vòm bàn chân là yếu tố giúp giảm ma sát và áp lực cơ thể khi tiếp xúc với mặt đất mỗi khi di chuyển. Tuy nhiên, ở những trẻ có bàn chân bẹt, cả bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, khiến cho áp lực đè nén gia tăng. Từ đó, làm tăng nguy cơ biến dạng bàn chân, ảnh hưởng đến cổ chân, gót chân bị vẹo và trẻ cũng dễ bị ngã do bàn chân không có sự linh động và đàn hồi. 

Bàn chân bẹt ở trẻ gây cong vẹo cột sống

Không chỉ ảnh hưởng đến chân, đầu gối, hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ còn có thể gây ra các biến dạng cột sống do sự tác động từ quá trình phát triển không bình thường trong cấu trúc xương khớp. Các biến dạng này thường là cong, vẹo hoặc thoái hóa cột sống sớm. 

bàn chân bẹt ở trẻ
Cong vẹo cột sống do bàn chân bẹt

Dáng đi bất thường – biến chứng do bệnh bàn chân bẹt ở trẻ

Do sự phát triển bất thường từ cấu trúc bàn chân, ảnh hưởng đến chân, đầu gối hay thậm chí là cột sống, khiến cho trẻ có dáng đi bất thường. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sự phát triển của trẻ. 

Cách khắc phục bàn chân bẹt tốt nhất dành cho trẻ 

Để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, cha mẹ cần cho trẻ điều trị hội chứng bàn chân bẹt kịp thời. Lý tưởng nhất là trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi – giai đoạn xương khớp của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển hoàn thiện, ổn định. Ngoài ra, việc điều trị nên được tiến hành theo sự chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Tại Prochiro, phác đồ điều trị bàn chân bẹt ở trẻ sẽ được các bác sĩ xây dựng dựa trên từng tình trạng cụ thể, phối hợp sử dụng đế giày chỉnh hình bàn chân bẹt chuyên dụng và phương pháp chiropractic điều chỉnh tư thế nhằm giúp đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả phục hồi tốt nhất. 

Sử dụng đế giày chỉnh hình bàn chân bẹt chuyên dụng 

Sử dụng đế giày chỉnh hình y khoa là một trong những phương pháp giúp định hình và tạo vòm bàn chân hiệu quả ở trẻ. Đế giày chỉnh hình sẽ được các bác sĩ của ProChiro đặt thiết kế riêng tại Mỹ dựa trên kết quả kiểm tra chính xác độ bẹt của bàn chân trẻ thông qua công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân để đưa ra các chỉ số chính xác về độ cân bằng chân. Đồng thời tiến hành mô phỏng hình ảnh 3 chiều bàn chân giúp đảm bảo đế có kích thước và độ đàn hồi phù hợp với trẻ.  

Hiện nay, việc sử dụng đế chỉnh hình không chỉ giúp tạo vòm, nâng đỡ bàn chân mà còn hỗ trợ đưa xương khớp của trẻ phát triển về đúng trúc ban đầu. Qua đó, giúp giảm thiểu hàng loạt biến chứng có thể xảy ra. 

Kết hợp chiropractic điều chỉnh tư thế 

Chiropractic là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, không xâm lấn, không dùng thuốc, cực kỳ an toàn và thích hợp với trẻ nhỏ. Chiropractic bao gồm các thao tác nắn chỉnh xương khớp được thực hiện bởi chính bác sĩ cùng sự hỗ trợ của nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện đại. 

bàn chân bẹt

Với phương pháp này, khi điều trị, các bác sĩ sẽ giúp điều chỉnh cấu trúc xương khớp sai lệch ở trẻ về đúng vị trí ban đầu. Đồng thời, giúp giải phóng áp lực đè nén lên dây thần kinh, vừa hỗ trợ thuyên giảm tận gốc cơn đau, vừa giúp khắc phục hiệu quả các biến chứng phát sinh như đau đầu gối, đau xương cẳng chân, hông, viêm khớp hay cong vẹo cột sống… Qua đó, điều chỉnh tốt nhất tư thế ở trẻ. 

Bài tập trị liệu bàn chân bẹt cho trẻ tại phòng khám ProChiro 

Những ưu điểm khi điều trị bàn chân bẹt ở Prochiro 

ProChiro là phòng khám tiên phong trong lĩnh vực thần kinh cột sống và là một trong số ít cơ sở điều trị hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ. Đến với ProChiro, trẻ sẽ được: 

  • Thăm khám và điều trị 1:1 với các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực cơ – xương – khớp, thần kinh cột sống. 
  • Được xây dựng các phác đồ điều trị riêng dựa trên tình trạng bệnh cụ thể. 
  • Điều trị bằng các phương pháp an toàn, không dùng thuốc, không xâm lấn phẫu thuật, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. 
  • Không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng.  
  • Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở việc giảm đau, khôi phục chức năng vận động linh hoạt, bình thường cho trẻ, phương pháp điều trị chiropractic ở ProChiro còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và kích thích khả năng phát triển thể chất, chiều cao sau này. 

Cảm nhận của bệnh nhân sau khi điều trị tại ProChiro

Trên đây là những chia sẻ về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 0243 8353838/ 0919981515 để được hỗ trợ nhanh nhất.