DỨT ĐIỂM THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VỚI CHIROPRACTIC

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý hay gặp phải ở người trưởng thành, thế nhưng điều trị tận gốc bằng cách nào, không phải ai cũng biết.

Thoát vị đĩa đệm là gì? 

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài bị rách và tạo ra các vết nứt dẫn đến tình trạng các nhân nhầy bên trong trào ra ngoài các vết nứt này, chèn ép lên ống sống hay các dây thần kinh gần nó.

Tùy vào vị trí bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhưng thắt lưng là nơi có tỷ lệ mắc cao hơn do đây là những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng tư thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Những đối tượng sau đây có tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cao:

  • Người mắc các bệnh lý về cột sống: gù vẹo cột sống hay trượt cột sống làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị
  • Người lao động: do đặc thù công việc  thường xuyên kéo, đẩy hay bê vác những vật nặng tạo áp lực cho cột sống và hệ thống đĩa đệm
  • Dân văn phòng: tính chất công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu và ít vận động trong khoảng thời gian dài cũng khiến đĩa đệm bị tổn thương
  • Người cao tuổi : đây là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất, bởi theo thời gian quá trình thoái hóa tự nhiên, các cột sống dần bị bào mòn, không thể sản sinh ra các chất nhầy để nuôi dưỡng sụn, khớp,…
  • Ngoài ra những người mắc các bệnh như béo phì, đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cần biết 

Triệu chứng đau tùy thuộc vào vị trí thoát vị và được chia làm 2 nhóm triệu chứng chính:

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng 

  • Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội
  • Đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn
  • Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh cơn đau sẽ càng tăng.
  • Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn. Khi mắc triệu chứng này, bệnh nhân có xu hướng chống lưng/ bên hông thường xuyên để làm giảm cơn đau hoặc hạn chế vận động cột sống thắt lưng.

  • Do thương tổn thần kinh mang lại
  • Triệu chứng về cảm giác: Tê hoặc yêu 2 chi, ngón chân cái khó gấp/duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông
  • Triệu chứng về vận động:  biểu hiện là bệnh nhân bị bại và liệt cơ ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối. Biểu hiện các rối loạn về vận động thường trong giai đoạn muộn của bệnh: bệnh nhân than phiền đi hay rơi dép, không gấp được cổ chân, khó đi bằng gót chân,…
  • Rối loạn cơ tròn: biểu hiện bằng rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu, nằm giường giảm đau nhanh chóng.

2. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai và gây tê hoặc mất cảm giác cánh tay
  • Nhức mỏi dọc vùng gáy
  • Đau khi xoay cổ hoặc ưỡn cổ
  • Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu hoặc chóng mặt
  • Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Cổ bị đau tăng khi nghiêng đầu, xoay, cúi, ngửa cổ hay hắt hơi, ho.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu

  • Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp như té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
  • Thoái hóa tự nhiên: Khi tuổi càng cao, cột sống của chúng ta không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.
  • Bệnh lý về cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.
  • Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, bê vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.
  •  Đi giày cao gót: Làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Điều trị phương pháp nào tốt nhất hiện nay? 

Tại Prochiro, các bác sĩ sẽ điều trị theo phương pháp Chiropractic – là một phương pháp điều trị không dùng thuốc, bác sĩ sử dụng chính hai tay hoặc dụng cụ – máy móc Chiropractic để nắn chỉnh những vị trí sai lệch của xương khớp và hệ thần kinh nhằm phục hồi chức năng khớp và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Phương pháp này tập trung vào cột sống, các khớp của cơ thể và sự kết nối của chúng với hệ thống thần kinh giúp người bệnh cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Phòng khám Prochiro là một trong những phòng khám chuyên khoa về thần kinh cột sống với phương pháp điều trị tân tiến với kinh nghiệm hoạt động 10 năm Prochico tự hào chữa trị thành công với các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm với phương pháp mới nhất.

Ưu điểm của việc điều trị Chiropractic tại ProChiro

Giải phóng sự chèn ép của rễ thần kinh, tăng khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và Khuyến khích các cơ quan trong cơ thể hoạt động tối ưu.

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch. (những người được chăm sóc thường xuyên có hệ miễn dịch tăng 2,5 lần so với người không được chăm sóc bằng Chiropractic).
  • Một trong những điều tốt nhất của phương pháp Chiropractic đó là một quá trình điều trị không dùng thuốc, khuyến khích phục hồi một cách tự nhiên dựa trên cơ chế tự chữa lành bệnh của cơ thể.
  • Đây là phương pháp áp dụng được từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi, an toàn đối với cả phụ nữ mang thai.

Liên hệ hotline 0243 8353838 hoặc 0919981515 để đặt lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ người Mỹ tại ProChiro.