ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÂN TIẾN HOA KỲ

Điều trị trật khớp thái dương hàm hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và giúp phục hồi nhanh chóng nhất phải nói đến nắn chỉnh khớp hàm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh và phương pháp điều trị này trong bài viết dưới đây nhé.  

Trật khớp thái dương là gì? 

Khớp thái dương hàm là khớp được cấu tạo nên từ khớp xương thái dương, khớp xương hàm cùng các bộ phận như dây chằng, bao khớp… Đồng thời là khớp vận động duy nhất đảm nhận chức năng nhai. Tuy nhiên, khi khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới bị mất cân bằng điều đó sẽ dẫn đến tình trạng trật khớp thái dương. 

 

Đâu là nguyên nhân khiến khớp thái dương hàm bị trật? 

Trật khớp thái dương có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng trật thường xuất hiện sau khi khớp bị viêm nhiễm trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. 

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trật khớp thái dương hàm: 

  • Tình trạng căng thẳng thần kinh, áp lực hay stress nặng liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống hoặc trong công việc. 
  • Khớp thái dương bị nhiễm khuẩn hoặc bị viêm kéo dài. 
  • Nhai kẹo cao su quá nhiều, quá lâu hoặc thói quen nghiến răng khi ngủ khiến cho các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với việc siết chặt hàm dễ làm tăng nguy cơ khớp bị trật. 
  • Do răng mọc lệch, mọc chen chúc hay nhổ răng (đặc biệt là răng số 7 và số 8) cũng có thể khiến khớp thái dương hàm lệch khỏi vị trí bình thường. 
  • Do va đập mạnh, chấn thương, há miệng quá rộng bất ngờ. 
  • Các bệnh lý về nướu, răng thưa, rụng răng, nha chu…  
  • Hàm giả toàn phần hoặc bán toàn phần không chính xác. 
  • Thói quen cắn bút, ngậm ti giả ở nhiều trẻ nhỏ.  
nắn chỉnh xương khớp
Trật khớp thái dương hàm có thể xảy ra do há miệng quá rộng bất ngờ

Các dấu hiệu nhận biết trật khớp thái dương hàm

Triệu chứng trật khớp thái dương hàm có thể xuất hiện khác nhau ở từng người bệnh do đây là khớp có cấu tạo dạng chỏm cầu – ổ chảo tương tự như khớp háng hay khớp vai. Thông thường, lồi cầu của xương hàm dưới sẽ di chuyển khỏi ổ khớp ra phía trước khi há miệng và trở lại vị trí ban đầu khi ngậm miệng.

Tuy nhiên, khi bị trật khớp thái dương hàm do di chuyển quá mức, lồi cầu sẽ bị kẹt lại tùy theo từng vị trí khác nhau. Từ đó, dẫn đến các tình trạng trật khớp ra trước (không phục hồi hoặc mạn tính tái diễn) – thường gặp nhất, trật khớp sang bên, ra sau hoặc lên trên. 

Dưới đây là một số triệu chứng trật khớp thái dương hàm phổ biến người bệnh thường gặp phải: 

Triệu chứng ở cơ

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều ở phần cơ nhai mỗi khi nhai thức ăn hoặc ăn thức ăn dai, cứng. Cơn đau khiến cho việc mở miệng trở nên khó khăn hơn. Không những vậy, đau còn có thể xuất hiện ở vùng cổ hoặc vùng đầu không rõ nguyên nhân. Hay một số trường hợp thậm chí còn dẫn đến phì đại cơ, gây sưng phù vùng mặt.  

nắn chỉnh xương khớp
Trật khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau hàm ở người bệnh

Triệu chứng ở khớp 

Bên cạnh cơn đau ở cơ, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở khớp hàm khi nhai. Cùng với đó những tiếng nghiến rít ken két ở răng hoặc tiếng lốc cốc phát ra theo các mức độ to, nhỏ khác nhau, có thể khiến cho người bên cạnh nghe thấy.  

Triệu chứng ở khuôn mặt 

Khi các triệu chứng trật khớp thái dương hàm xuất hiện trên gương mặt chứng tỏ tình trạng trật khớp của người bệnh đã ở mức độ nặng. Hoặc một số trường hợp thông thường do cười lớn hoặc ngáp quá to khiến cho khớp hàm dù cố mấy cũng không ngậm lại được. Vậy nhưng, dù ở trường hợp nào, người bệnh cũng nên đến bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.  

Một số triệu chứng khác 

Không chỉ xảy ra những triệu chứng bất thường ở cơ, khớp và khuôn mặt, người bệnh trật khớp thái dương hàm còn có thể gặp phải tình trạng chảy nước bọt, khó khăn trong việc đóng, mở miệng. Trật khớp có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt. Nếu như bị trật khớp một bên sẽ có biểu hiện hàm dưới bị lệch sang một bên, má bên lành bị hóp lại, má bên trật sẽ dẹt, miệng há nhỏ. Còn trật khớp cả hai bên sẽ khiến cằm bị nhô ra phía trước, hóp má cả hai bên và miệng há to.

Trật khớp thái dương hàm có nguy hiểm không? 

Mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng trật khớp thái dương hàm vẫn là một tình trạng cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 

Ở giai đoạn đầu, nếu như bạn có thể đút lót cả bàn tay vào phía trong miệng thì có thể bạn mới chỉ bị giãn khớp thái dương hàm. Nhưng khi bệnh tiến triển, tình trạng trật khớp sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến dính khớp. Khi đó, đầu khớp bị thoái hóa gây ra hiện tượng dính các đầu xương với đĩa khớp. Hay thậm chí nghiêm trọng hơn là thủng đĩa khớp. 

Trong trường hợp đĩa khớp bị thủng, nếu như không sớm được điều trị, các đầu xương sẽ bị phá hủy, làm xơ cứng khớp khiến cho người bệnh hoàn toàn không thể há miệng. 

Chẩn đoán tình trạng trật khớp thái dương hàm 

Để chẩn đoán chính xác tình trạng trật khớp thái dương hàm, người bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành thăm khám triệu chứng và chỉ định tiến hành các xét nghiệm hình ảnh. Như chụp X-quang hoặc kết hợp thêm chụp CT hệ thống xương sọ, mặt. 

Các kết quả chụp chiếu này sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác kiểu trật khớp trước, sau hoặc sang bên… Đồng thời xác định được các tổn thương xảy ra ở cầu lỗi cũng như các bộ phận liên quan khác để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.  

nắn chỉnh xương khớp
Chụp chiếu chẩn đoán tình trạng trật khớp thái dương hàm

Điều trị trật khớp thái dương hiệu quả bằng phương pháp nắn chỉnh khớp hàm

Tùy vào từng kiểu trật khớp và tình trạng trật khớp thái dương hàm, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Hiện nay, bên cạnh phương pháp tiêm Lidocain 2% được chỉ định trong một số trường hợp nhẹ hay phẫu thuật trong các trường hợp mãn tính, trường hợp nặng thì phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất chính là nắn chỉnh xương khớp.  

Nắn chỉnh xương khớp là phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn được thực hiện bởi các chính bàn tay bác sĩ thông qua các thao tác nắn chỉnh và các máy móc hỗ trợ chuyên dụng.  

Tham khảo: Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) là phương pháp gì? 

Quá trình điều trị nắn chỉnh khớp hàm

Điều trị nắn chỉnh xương hàm tại Prochiro, người bệnh sẽ được các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn đến từ nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nắn chỉnh xương khớp trực tiếp điều trị. Các bác sĩ tiến hành lần lượt các thao tác nắn chỉnh, điều chỉnh đưa các cơ, khớp bị lệch về đúng vị trí ban đầu để khôi phục toàn bộ khối xương hàm ở trạng thái bình thường mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Không những vậy, nắn chỉnh xương khớp còn hỗ trợ giảm thiểu hiệu quả căng cứng cơ, giải tỏa sức ép lên hệ thần kinh, kích thích cơ thể khôi phục trạng thái tự cân bằng để cải thiện tận gốc bệnh cũng như hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Vì vậy, sau điều trị, nếu cảm thấy khớp xương hàm dưới được thả lỏng và miệng có thể đóng mở dễ dàng thì chứng tỏ xương hàm của bạn đã về đúng khớp.   

nắn chỉnh xương khớp
Điều trị nắn chỉnh khớp hàm

Lưu ý trong và sau quá trình điều trị nắn chỉnh khớp hàm

Trong và sau quá trình điều trị nắn chỉnh xương khớp, người bệnh trật khớp thái dương hàm cần lưu ý: 

  • Không nên lo lắng, sợ hãi mà hãy hợp tác, phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để quá trình trị liệu diễn ra thuận lợi. 
  • Sau khi nắn khớp thành công, vẫn cần băng bó cố định đầu từ 10 – 14 ngày nhằm hạn chế vận động quá mạnh ở vùng khớp thái dương hàm và giảm thiểu khả năng tái phát.  
  • Nên áp dụng chế độ ăn mềm, tránh thức ăn quá dai hoặc quá cứng. 
Nên lựa chọn những loại thức ăn mềm sau khi nắn chỉnh khớp hàm
  • Hạn chế cười lớn, nói chuyện. 
  • Đặc biệt nên bỏ các thói quen nghiến răng, nhai kẹo cao su, cắn móng tay hay cắn các đồ vật khác. 
  • Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng vùng mặt.  
  • Tham gia các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao để giải tỏa áp lực, stress, ngăn chặn tình trạng trật khớp quay trở lại. 

Tại sao nên điều trị nắn chỉnh khớp hàm tại Prochiro?   

ProChiro là viện điều trị thần kinh cột sống hàng đầu tại Hà Nội và là một trong số ít cơ sở điều trị trật khớp thái dương hàm bằng phương pháp nắn chỉnh xương khớp. 

Đến với ProChiro, người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn với hàng chục năm kinh nghiệm từ Hoa Kỳ trực tiếp thăm khám, tư vấn, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng kiểu trật và từng tình trạng trật. Từ đó, đưa các khớp về đúng vị trí ban đầu một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả từ gốc để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.  

Những ưu điểm khi điều trị trật khớp thái dương hàm tại ProChiro

  • Thăm khám, điều trị trực tiếp 1:1 với các chuyên gia, bác sĩ. 
  • Đảm bảo an toàn tối đa, không tác dụng phụ, không lo rủi ro biến chứng do không cần phải sử dụng thuốc, không tiêm và không phẫu thuật xâm lấn.
  • Nắn chỉnh chính xác các vị trí trật khớp mà không gây đau cho người bệnh. 
  • Hỗ trợ giảm thiểu nhanh chóng các cơn đau cũng như các triệu chứng bệnh, giúp khôi phục hiệu quả chức năng hoạt động của vùng khớp thái dương hàm.
  • Điều trị tận gốc căn nguyên vấn đề, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.  
  • Không mất thời gian nghỉ dưỡng, phù hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn. 
  • Hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, nâng cao chức năng hệ miễn dịch, tạo cảm giác thư giãn cho các cơ, giảm thiểu căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và tinh thần minh mẫn, thoải mái hơn. 

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp nắn chỉnh xương khớp ở người bệnh trật khớp thái dương hàm. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 0243 8353838/ 0919981515 để được hỗ trợ nhanh nhất.