Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ lưng dưới qua hông và mông và xuống mỗi bên chân. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể của bạn.
Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra khi đĩa đệm thoát vị, xương đè lên cột sống hoặc hẹp cột sống, chèn ép một phần dây thần kinh, gây ra viêm, đau và tê bì chân.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, bao gồm:
- Dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường là do thoát vị đĩa đệm hoặc do xương phát triển quá mức (gai xương). Hiếm hơn, khối u chèn ép lên dây thần kinh hoặc bị tổn thương do một căn bệnh như tiểu đường cũng gây nên cơn đau dai dẳng.
- Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn khi lao động làm ảnh hưởng đến lưng dưới hoặc cột sống
- Thừa cân, béo phì: Cột sống giống như một cần trục thẳng đứng và cơ bắp đối trọng 2 bên. Trọng lượng của cơ thể là do cột sống nâng đỡ. Vì vậy, cơ thể càng béo, trọng lượng càng cao thì cơ lưng và cột sống càng phải hoạt động nhiều hơn.
- Các nguyên nhân khác bao gồm: viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, gây mất cảm giác, yếu bên chân/ hông bị ảnh hưởng hay thậm chí là mất kiểm soát chức năng ruột hoặc bàng quang.
Đau thần kinh tọa sử dụng thuốc gì để khỏi bệnh?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cơn đau hành hạ mỗi ngày. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa là một dạng bệnh thần kinh cột sống, thuốc chỉ có tác dụng đánh lừa não bộ và giảm đau tạm thời chứ không có tác dụng điều trị tận gốc rễ bệnh.
Cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đều có thể được sử dụng để giảm đau thần kinh tọa. Một số ví dụ về các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid, ví dụ như ibuprofen hoặc naproxen
- Steroid đường uống, chẳng hạn như prednisone
- Thuốc chống co giật, chẳng hạn như gabapentin
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline
- Thuốc giảm đau opioid , chẳng hạn như tramadol hoặc oxycodone
Các loại thuốc này đều ít nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, thậm chí là gây nghiện (ví dụ như opioid) nên cần đặc biệt chú ý khi sử dụng và phải được kê theo chỉ định của bác sĩ.
ProChiro điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp Chiropractic
Tại Prochiro, các bác sĩ sẽ điều trị theo phương pháp Chiropractic – đây là một phương pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng việc tập trung chăm sóc cho toàn bộ cơ thể chứ không chỉ tập trung vào vùng đau cụ thể. Đội ngũ các bác sĩ người Mỹ tại ProChiro sẽ sử dụng chính hai tay và dụng cụ – máy móc Chiropractic để nắn chỉnh những vị trí sai lệch của cơ xương khớp, giải phóng sức chèn ép lên hệ thần kinh, nhằm giải quyết các tình trạng cơ bản có thể gây ra đau dây thần kinh tọa. Phương pháp này tập trung vào sự kết nối của cột sống với hệ thống thần kinh, tạo một môi trường để cơ thể phục hồi tự nhiên, không gây đau đớn, không cần sử dụng đến thuốc và không phẫu thuật.
Phòng khám Prochiro là một trong những phòng khám chuyên khoa về thần kinh cột sống với kinh nghiệm hoạt động 10 năm, ProChico tự hào chữa trị thành công với các bệnh lý về xương khớp, trong đó bao gồm các cơn đau hệ thần kinh.
5 Lưu ý dành cho người bị đau thần kinh tọa
- Luyện tập thể dục đều đặn: Để giữ cho lưng của bạn chắc khỏe, hãy đặc biệt chú ý tập luyện các vùng cơ cốt lõi như cơ bụng và lưng dưới, đây là những cơ cần thiết để giữ cho cơ thể cân bằng và thẳng hàng. Tuy nhiên cần tập đúng tư thế và không quá sức để tránh những chấn thương không đáng có. Hãy chọn các hoạt động thể chất ít có khả năng làm tổn thương lưng nhất như bơi lội, đi bộ, yoga hoặc thái cực quyền.
- Ngồi đúng tư thế: Hay chọn ghế ngồi có phần hỗ trợ tốt cho lưng dưới, có tay vịn và đế xoay. Có thể đặt gối hoặc khăn cuộn ở phần thắt lưng lưng để duy trì đường cong bình thường của lưng. Khi ngồi hãy cố gắng ngồi thẳng lưng và giữ đầu gối với hông của bạn ngang bằng.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng quá mức và chế độ ăn uống nghèo nàn có gây áp lực và khiến hệ cơ xương khớp trở nên yếu, cơ thể dễ bị viêm đau.
- Không hút thuốc: Nicotine làm giảm lượng máu cung cấp cho xương, gây suy yếu các khớp và đĩa đệm, từ đó đồng thời gây ra các vấn đề cho hệ thần kinh cột sống.
- Giữ an toàn cho bản thân khi bị ngã: Mang giày vừa vặn, để ý cầu thang cũng như lối đi không quá lộn xộn để giảm nguy cơ té ngã. Đảm bảo rằng các phòng được chiếu sáng tốt, đồng thời có các thanh vịn trong phòng tắm và tay vịn cầu thang để giữ an toàn cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.