Lưng gù là một tình trạng xảy ra rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến vóc dáng, tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống và các chức năng khác của cơ thể. Vì vậy, để sớm cải thiện tình trạng này, cách đơn giản nhất đó là thực hiện đều đặn các bài tập cho người bị gù lưng.
Tìm hiểu về tình trạng lưng gù
Lưng gù là một tình trạng bệnh lý liên quan đến cột sống, đặc trưng với tình trạng cột sống cổ và phần xương cùng lõm vào trong, trong khi cột sống ở lồng ngực và phần thắt ngực lồi ra ngoài. Gù lưng khá phổ biến ở những người có đĩa đệm bị nứt, xương cột sống yếu, phụ nữ lớn tuổi và đặc biệt là ở trẻ em ngồi sai tư thế.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng gù lưng
Hình ảnh người bị gù lưng có rất nhiều dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết như:
- Lưng cong
- Vai mất cân đối.
- Chiều cao giảm.
- Dáng đi cong hướng về phía trước.
- Khó có thể đứng thẳng, đặc biệt vào thời điểm cuối ngày.
- Đau lưng ngày càng tăng lên về mức độ, từ đau âm ỉ cho đến đau dữ dội, cơ thể mệt mỏi.
Lưng gù có nguy hiểm không?
Không chỉ gây bất thường cho cấu trúc cột sống, lưng gù còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:
Dáng đi bất thường
Gù lưng khiến cho người bệnh có dáng đi khom lại, phần cột sống lưng lồi ra, phần đầu nhô về phía trước. Đặc biệt trường hợp gù nặng còn có thể thấy rõ bướu gù, gây mất cân đối ngoại hình và gây cảm giác tự ti cho người bệnh.
Vận động khó khăn
Sự sai lệch bất thường trong cấu trúc cột sống và sự xuất hiện của những cơn đau tạo ra rất nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh trong việc vận động sinh hoạt hàng ngày.
Ảnh hưởng chức năng hô hấp
Cấu trúc cột sống bất thường ở những người lưng gù có thể gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh, trong đó có cả phổi, tạo áp lực lên phổi. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng khó thở, thở nông và suy giảm chức năng hô hấp.
Ảnh hưởng chức năng tiêu hóa
Bên cạnh chức năng hô hấp, lưng gù cũng gây ra những ảnh hưởng cho chức năng tiêu hóa, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống. Như trào ngược dạ dày hoặc khó nuốt thức ăn.
Chèn ép dây thần kinh
Cột sống biến dạng ở những người bị gù lưng làm tăng tỷ lệ chèn ép lên các dây thần kinh vùng xung quanh. Từ đó gây ra một loạt các triệu chứng bất thường như đau lưng, đau lan tỏa đến cả vùng cổ gáy hoặc phần thắt lưng và chân; ngứa ran, tê yếu cơ hay thậm chí là mất cảm giác, giảm chức năng vận động ở cả tay và chân.
Đâu là cách chữa bệnh gù lưng hiệu quả?
Điều trị tình trạng lưng gù, tùy vào từng tình trạng, mức độ tổn thương cụ thể của từng người, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Ví dụ như ở Prochiro – một trong những phòng khám chuyên khoa xương khớp hàng đầu ở Hà Nội, trị liệu gù lưng có sự kết hợp các phương pháp như:
Chiropractic
Chiropractic hay còn có tên gọi khác là trị liệu thần kinh cột sống, là phương pháp điều trị nắn chỉnh sử dụng lực bàn tay của các bác sĩ phối hợp cùng sự hỗ trợ của các máy móc chuyên dụng để giúp điều chỉnh các khớp, đốt sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu. Một mặt giúp phục hồi cấu trúc cột sống, mặt khác hỗ trợ giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh, khôi phục chức năng thần kinh cũng như kích thích cơ chế tự làm lành của cơ thể.
Qua đó, giảm thiểu tối đa các cơn đau nhức xảy ra ở người bệnh, giảm thiểu tác động tổn thương đến các cơ quan hô hấp, tiêu hóa của cơ thể. Tạo điều kiện cho người bệnh có thể cải thiện tư thế, chức năng vận động cột sống cũng như cải thiện sức khỏe toàn diện.
Hiện nay, chiropractic là một trong số ít phương pháp được đánh giá cao cả về mức độ an toàn và hiệu quả điều trị. Chiropractic giúp làm tăng khả năng phục hồi ở người bệnh mà không cần dùng thuốc, không xâm lấn, giảm thiểu tối đa nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm: Điều trị cong vẹo cột sống bằng Chiropractic hiệu quả
Kết hợp vật lý trị liệu chữa lưng gù
Vật lý trị liệu là phương pháp rất được khuyến khích cho những người bị gù lưng. Và tại Prochiro, để nâng cao hiệu quả điều trị vấn đề này, phương pháp vật lý trị liệu đã được các bác sĩ chủ trương phối hợp nhiều kỹ thuật công nghệ cao như siêu âm, điện xung, laser cường độ cao và giường kéo giãn DTS…
Các kỹ thuật này có khả năng tác động sâu tới các mô, các tổn thương vùng cột sống để giúp kích thích tuần hoàn lưu thông máu, giảm viêm đau, giảm tình trạng chèn ép, co rút cơ và hỗ trợ giải phóng hiệu quả tình trạng chèn ép tại chỗ.
Đặc biệt với giường kéo giãn DTS – thiết bị điều trị hàng đầu cho những người bệnh gặp phải các vấn đề cột sống, thiết bị này cho phép chia nhỏ khu vực tổn thương để kéo giãn từng điểm một, đưa các khớp, đốt sống về đúng vị trí ban đầu. Đồng thời, giải phóng áp lực lên khoang cột sống, đĩa đệm, cải thiện đường cong sinh lý cột sống, mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt cho người bệnh.
Bài tập phục hồi chức năng chỉ định bởi bác sĩ
Trong quá trình điều trị lưng gù, các bài tập phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giải tỏa áp lực lên các cơ, các khớp, đốt sống, hỗ trợ kéo giãn cơ và tăng cường sức mạnh cột sống.
Không những vậy, việc duy trì thường xuyên các bài tập này còn giúp người bệnh cải thiện hiệu quả tư thế vận động đúng để vừa giúp khôi phục cấu trúc cột sống ban đầu và vừa nâng cao khả năng vận động linh hoạt ở người bệnh.
Thông thường, với bài tập phục hồi chức năng, mỗi người bệnh sẽ được bác sĩ thiết kế bài tập riêng dựa trên từng tình trạng cụ thể để giúp nâng cao hiệu quả phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.
Hướng dẫn một số bài tập cho người lưng gù
Để có thể nhanh chóng cải thiện tư thế, người lưng gù có thể tham khảo một số bài tập sau đây:
Bài tập tư thế cây cầu
Bài tập chữa lưng gù tư thế cây cầu có tác dụng kéo căng phần lưng dưới để giúp cải thiện và ngăn chặn tình trạng gù một cách hiệu quả.
Cách thực hiện
- Ở tư thế nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng, hai đầu gối gập thoải mái.
- Từ từ nâng người, đẩy phần hông và chân chống lên, giống với tư thế hình cây cầu.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.
- Thực hiện lặp lại 10 lần động tác này.
Bài tập chữa lưng gù tư thế con mèo
Bài tập này giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ kéo giãn các cơ ở phần cổ, vai, lưng, đặc biệt phù hợp với người thường xuyên gặp phải các cơn đau lưng.
Cách thực hiện:
- Chống người bằng hai đầu gối đặt và hai bàn tay, sao cho tay và đùi cùng vuông góc với sàn nhà.
- Áp ngón chân xuống sàn rồi từ từ đẩy mông về phía trước.
- Cong lưng, tiến hành thở ra và hóp bụng vào.
- Cúi gập đầu, mắt nhìn hướng về phía rốn.
- Duy trì động tác trong khoảng 1 phút rồi trở lại tư thế ban đầu.
Bài tập tư thế rắn hổ mang
Bài tập tư thế rắn hổ mang là một bài tập hữu ích giúp tăng cường sức mạnh cột sống cổ, lưng và phần vai. Qua đó, giúp tăng khả năng vận động linh hoạt của các bộ phận này.
Cách thực hiện:
- Ở tư thế nằm sấp, 2 tay xuôi theo cơ thể, 2 chân khép lại.
- Chống hai bàn tay xuống sàn, nhẹ nhàng nâng nửa người trên căng hết mức có thể.
- Tiến hành hít vào, siết cơ bụng, ngửa đầu lên cao.
- Giữ nguyên tư thế trong 15 – 30 giây rồi thả lỏng, trở lại vị trí ban đầu.
Tư thế cái cây
Tư thế cái cây là bài tập giúp tập trung vào sự cân bằng và hỗ trợ kéo giãn cột sống lưng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ở tư thế đứng thẳng, cánh tay thả lỏng, đặt chân phải lên đùi chân trái.
- Từ từ hít vào rồi nâng cánh tay qua đầu, hai tay chắp vào nhau.
- Mắt nhìn thẳng về phía trước, lưng giữ thẳng, hít sâu, cơ thể thả lỏng.
- Giữ nguyên trong khoảng 1 phút rồi nhẹ nhàng đưa tay và chân trở về vị trí ban đầu.
- Đổi bên, thực hiện tương tự.
Bài tập vươn tay
Mục đích của bài tập vươn tay là tăng cường sức cơ ở vùng lưng và ngực, từ đó góp phần cải thiện tư thế và hỗ trợ đốt sống phát triển bình thường.
Cách thực hiện:
- Ở tư thế thẳng lưng, hơi ưỡn ngực ra trước, hai vai ngang bằng nhau.
- Nắm tay lại rồi giơ ngón cái lên, từ từ vươn cao tay theo hướng từ trước ra sau.
- Giữ nguyên trong vài giây và trở về tư thế đầu tiên.
Cách chống gù lưng
Để có thể chống gù lưng hiệu quả, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, mọi người cần chú ý:
- Luôn giữ đúng tư thế thẳng lưng mỗi khi đi lại hay khi ngồi.
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Thay vào đó, hãy thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc vận động nhẹ nhàng tại chỗ.
- Hạn chế mang vác vật nặng trên vai gây áp lực lớn cho cột sống.
- Rèn luyện thể dục thể thao giúp cải thiện tư thế và nâng cao sức khỏe xương khớp.
- Hạn chế tư thế ngủ cuộn tròn, đặt gối dưới đầu và cổ khi ngủ.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp như vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng lưng gù. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 0243 8353838/ 0919981515 để được hỗ trợ nhanh nhất.