Thoái hóa đốt sống là bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi, gây đau nhức, cứng khớp, tê mỏi từ đó dẫn đến giảm khả năng vận động ở người bệnh. Người bệnh luôn băn khoăn bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi lo ấy.
Vì sao dinh dưỡng lại quan trọng đối với thoái hóa cột sống?
Bệnh thoái hóa cột sống có liên quan mật thiết với cân nặng. Khi bị thừa cân béo phì, cột sống của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để duy trì trọng lượng cơ thể và gây ra tình trạng đau lưng, nếu kéo dài sẽ gây thoái hóa cột sống. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo cân nặng vừa phải với thực đơn dinh dưỡng cân đối, hợp lý.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung thật nhiều dưỡng chất vào bữa ăn hằng ngày để xương luôn chắc khỏe.
Thoái hóa cột sống gây đau lưng, nhức mỏi
Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?
1. Thực phẩm giàu canxi
Canxi là khoáng chất cần thiết nhất cho xương, giúp duy trì mật độ và giữ cho xương chắc khỏe. Bổ sung đầy đủ canxi giúp ngăn ngừa loãng xương và các bệnh về cột sống. Canxi có nhiều trong:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, pho mát, bơ,…
- Các loại rau xanh đậm: cải xoăn, cải ngọt,…
- Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu phộng,…
- Một số loại cá như cá cơm, cá hồi,…
Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung canxi sẽ không giúp xương chắc khỏe hoàn toàn, có nhiều trường hợp bị loãng xương dù đã uống rất nhiều canxi. Vì thế, bạn cần kết hợp giữa canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác để cân bằng.
2. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 rất tốt cho xương khớp và não bộ, giúp tránh được nhiều bệnh như đột quỵ, viêm khớp dạng thấp, bệnh gai cột sống. Omega-3 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như các loại hạt, dầu, sữa chua. Đặc biệt Omega-3 có trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá cơm.
Nhóm thực phẩm giàu Omega-3
3. Rau xanh
Rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, trong đó có vitamin K – bảo vệ cơ xương khỏi chứng viêm, loãng xương, thoái hóa. Một số loại rau tốt cho xương: cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải xanh,…
4. Collagen
Thành phần collagen có trong nhiều thực phẩm giúp chống lão hóa, hỗ trợ điều trị thoái hóa, bệnh xương khớp, giảm tình trạng thoái hóa ở người lớn tuổi. Bên cạnh đó, những người bị khô khớp cũng giảm được triệu chứng. Một số thực phẩm có chứa collagen: thịt gà, trứng gà, cá hồi, rau có màu xanh đậm, cam, chanh, bưởi, quýt,…
5. Vitamin D
Vitamin D cực kỳ tốt cho hệ xương khớp, giúp chuyển hóa canxi cho xương, ngăn ngừa loãng xương. Ngoài việc ăn những thực phẩm có vitamin D như thịt, trứng, sữa, bạn cũng có thể tăng cường vitamin này bằng cách tắm nắng.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin D
6. Vitamin B12
Vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ sức khỏe xương. Vitamin nhóm B này đặc biệt tốt cho phụ nữ và người già. Bạn có thể bổ sung vitamin B12 thông qua những món ăn như thịt bò, nghêu, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa,…
7. Sắt
Sắt giúp tái tạo hồng cầu trong máu, hỗ trợ máu huyết lưu thông, cần thiết cho tủy xương. Những thực phẩm có nhiều sắt: thịt bò, cá, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi,…
8. Glucosamin
Đây là thực phẩm chức năng, bạn có thể bổ sung vào cơ thể dưới dạng viên uống. Glucosamin hỗ trợ điều trị chứng đau xương khớp, dây chằng, giảm triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống.
Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn kiêng gì?
1. Thực phẩm nhiều muối và nhiều đường
Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường hoặc muối sẽ làm quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tăng insulin trong máu, khiến tốc độ lão hóa và thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
2. Tránh ăn đồ hộp, thức ăn nhanh
Thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh sẽ đẩy nahnh tình trạng lão hóa do có chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ,…
3. Chất kích thích
Chất kích thích là kẻ thù của bệnh lão hóa. Sử dụng thường xuyên sẽ làm bạn bị lão hóa nhanh hơn, các hệ thống tim, phổi, xương khớp trong cơ thể cũng sẽ bị yếu dần đi
4. Omage-6
Omaga-6 chứa nhiều trong dầu mè, đậu nành, hướng dương,… Dù những loại dầu này tốt cho một số người nhưng lại không hề tốt cho người bệnh thoái hóa. Bởi khi dung nạp quá nhiều Omege-6, người bệnh sẽ bị ứ nước, dẫn đến tình trạng tê bì vùng cổ, vùng tay và làm cho chỗ viêm sưng đau.
5. Thực phẩm chức Ages
Chất này có nhiều trong thịt nướng cháy, đồ uống có cồn, dầu tinh chế, thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều muối,… Những loại thực phẩm này có thể làm bệnh thoái hóa phát triển nhanh hơn.
Ăn đồ nướng nhiều tăng khả năng thoái hóa cột sống
6. Thực phẩm chứa gluten
Bạn có thể ăn thực phẩm chứa gluten với số lượng ít, tuy nhiên khi ăn quá nhiều gluten sẽ làm rối loạn tế bào miễn dịch, dẫn đến tình trạng viêm, đau nặng hơn.
Bên cạnh việc ăn uống khoa học, có kiêng cử, bạn cần có thói quen tốt như tập thể dục đều đặn, đi/ ngồi/ đứng/ nằm đúng tư thế để hạn chế tổn thương đến xương, gây thoái hóa cột sống.
Thói quen tốt như tập thể dục đều đặn sẽ phòng được bệnh thoái hóa
Song song đó, để chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả hơn, bạn có thể áp dụng những phương pháp không dùng thuốc. Phương pháp điều trị Chiropractic là một trong số cách điều trị nhanh, hiệu quả cao nhất và không gây đau đớn.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể có câu trả lời cho “người bệnh thoái hóa nên ăn gì“. Nếu có thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho phòng khám ProChiro nhé!