Thoái hóa đốt sống cổ ở những vị trí khác nhau sẽ có triệu chứng khác nhau. Đây là bệnh phổ biến trong cộng đồng và có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ như thế nào? Hãy cùng ProChiro tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Cột sống cổ có dạng hình chữ C, gồm 7 đốt được đánh dấu từ C1 đến C7 (từ trên xuống dưới).
Trong đó, vị trí C1 – C3 ít bị thoái hóa hay gai đốt sống nhất do thường xuyên hoạt động. Trong đó, đốt C1 C2 không bị thoát vị đĩa đệm do có cấu trúc đặc biệt, hai đốt sống không tồn tại đĩa đệm.
Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 thường gặp nhất do vị trí này phải chịu trách nhiệm nâng đỡ đầu, phải chịu lực lớn nhất. Tại C4 – C6 thoái hóa còn dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp đốt sống,…
Đốt sống cổ thấp hơn vẫn xảy ra thoái hóa nhưng không nhiều bằng C4 C5 C6. Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7 gây đau ngực, lưng sau do dính với đốt sống ngực T1.
Cấu trúc xương sống cổ
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên. Một số yếu tố có thể tác động khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn:
Lão hóa
Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra nhanh hơn khiến hệ xương khớp thoái hóa. Nguyên nhân thoái hóa do đĩa đệm mất nước, đầu xương ma sát nhiều dẫn đến việc hình thành các gai xương.
Di truyền
Thoái hóa đốt sống cổ do di truyền có thể xảy ra dù không phổ biến. Nếu trong gia đình có người bị bệnh lý về xương khớp, có nhiều khả năng là những thành viên còn lại cũng mắc bệnh.
Ăn uống thiếu chất
Khi không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin B, E,… sẽ khiến hệ xương khớp bị yếu, gây loãng xương, xương khớp bị thoái hóa.
Lối sống thiếu khoa học
Những người ít tập thể dục, nằm nhiều, ít hoạt động sẽ khiến máu huyết không lưu thông. Vì thế, cơ xương khớp dần khô cứng, gây thoái hóa sớm.
Thường xuyên sử dụng nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá… sẽ làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa, phá hủy xương khớp.
Bệnh nghề nghiệp
Những công việc mang tính chất:
- Ngồi nhiều như nhân viên văn phòng
- Đứng im một tư thế trong thời gian dài như PG, lễ tân
- Mang vác nặng thường xuyên như nhân viên khuân vác
Những nghề trên đều khiến cho đốt sống cổ bị tổn thương.
Đồng thời, cấu trúc đốt sống sẽ bị sai lệch, hình thành thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống cổ.
Chấn thương
Chấn thương do tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,… khiến lệch xương, bao xương khớp bị bào mòn. Dù chấn thương có nhẹ nhưng xảy ra thường xuyên, vết thương tái đi tái lại sẽ gây thoái hóa sớm.
Thoái hóa đốt sống cổ do bệnh nghề nghiệp
Nhận biết thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?
Vị trí đốt sống thoái hóa khác nhau sẽ gây nên triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ:
Đau cổ vai gáy
Vai gáy mỏi, đau cổ, phát ra tiếng kêu rắc rắc khi xoay cổ vai. Khi ho cũng khiến cho vùng cổ gáy bị đau nhức.
Thoái hóa ở mức độ nặng hơn sẽ gây đau buốt thường xuyên, cứng cổ mỗi khi thức dậy, dễ bị tuột khỏi gối trong lúc ngủ.
Hạn chế vận động đầu cổ
Việc xoay cổ, cúi đầu, ngẩng đầu tương đối khó khăn. Bạn có thể xác nhận thông qua một vài bài test vận động cổ như Cúi – Ngửa – Quay cổ – Ngập nghiêng 45 độ để đoán giai đoạn của bệnh.
Hội chứng rễ thần kinh
Chân tay tê bì là một trong những triệu chứng thuộc nhóm tổn thương rễ thần kinh. Cánh tay, ngón tay tê bì lâu dần sẽ mất cảm giác, không thể cầm bút hoặc cầm đũa.
Người bệnh bị nóng lạnh thất thường, giảm tiết mồ hôi, mất phản xạ da, teo cơ,…
Rối loạn tiền đình
Những triệu chứng thông thường là chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, không giữ được thăng bằng,… do thiếu máu và oxy lên não.
Đồng thời, người bệnh còn bị suy giảm trí nhớ, nhớ quên thất thường, làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Nhận biết thoái hóa đốt sống cổ qua cơn đau đầu
Đau đầu vùng chẩm, trán, khá giống với bệnh đau nửa đầu nhưng nặng hơn, khó chịu hơn. Cơn đau khiến bệnh nhân mất ngủ, người gầy rộc, xanh xao. Vị trí thoái hóa gây đau đầu là ở cột sống cổ phía trên, từ C1 đến C4.
Nhận biết thoái hóa đốt sống cổ gây đau ngực
Cơn đau đột ngột, thường ở phía ngực sau khiến bạn khó thở, chỉ khi nằm nghỉ ngơi mới giảm. Đau ngực thường do thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7 gây ra do những đốt sống này ở gần nhất với vị trí đốt sống ngực T1.
Biến dạng cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ ở mức độ nặng sẽ gây biến dạng cột sống như cong vẹo, mất đường cong sinh lý (chữ C) ở cổ.
Gai xương xuất hiện khiến đốt xương hiện rõ rệt dưới da, gây mất thẩm mỹ.
Mất đường cong sinh lý ở người bị thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Những phương pháp được đánh giá hiệu quả trong việc trị liệu thoái hóa đốt sống cổ:
Chiropractic
Chiropractic được đánh giá là phương pháp an toàn số 1 tại Mỹ, điều trị tận gốc, lấy lại đường cong sinh lý vùng cổ chỉ sau một liệu trình.
Điều trị bằng Chiropractic không xâm lấn, không cần dùng thuốc, không cần kiêng kem phức tạp, do vậy được nhiều đối tượng từ người già đến phụ nữ mang thai đều ưa chuộng. Song song với đó, khi chữa bằng Chiropractic, hệ miễn dịch còn được tăng cường, tuần hoàn máu tốt, ngăn ngừa thoái hóa quay trở lại.
Vật lý trị liệu
Điều trị bằng nhiều loại máy móc hỗ trợ như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, hồng ngoại, máy kéo dãn cột sống,… giúp bạn kiểm soát được cơn đau. Tuy nhiên phương pháp này thường được kết hợp với dùng thuốc để nâng cao hiệu quả.
Phẫu thuật
Phương pháp này chỉ được chỉ định khi bệnh đã trở thành mạn tính, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Bạn nên đến khám bác sĩ sớm nếu có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Bởi bệnh chữa càng sớm càng tốt, thời gian điều trị nhanh và giúp bạn quay trở về trạng thái bình thường.
Phía trên là một số kiến thức quan trọng về căn bệnh thoái hóa và dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng qua đó, bạn sẽ đúc kết được những thông tin hữu ích và lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Mọi thắc mắc về bệnh xương khớp xin liên hệ với ProChiro qua hotline 02438353838 hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY nhé!