Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp nguy hiểm, không chỉ gây khó khăn khi vận động còn khiến người bệnh bị yếu cơ, teo cơ, tàn phế vĩnh viễn. Người bệnh cần chủ động thăm khám và thực hiện phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm sớm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh theo dõi bài viết này để nắm rõ thông tin chi tiết, là cơ sở để lựa chọn cách điều trị phù hợp giúp bệnh nhanh khỏi.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được áp dụng nhiều nhất hiện nay là sử dụng thuốc Tây y. Người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng đĩa đệm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc như thuốc giảm đau kháng viêm (Meloxicam, paracetamol, diclofenac), thuốc chống động kinh, hoặc thuốc giãn cơ (Myonal, mydocalm…).
Phương pháp này giúp khắc phục nhanh chóng những triệu chứng khó chịu của chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện theo đơn thuốc được kê, thăm khám đúng lịch để ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.
Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids
Trong trường hợp tình trạng đau và viêm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Người bệnh sẽ điều trị theo liệu trình mỗi đợt 3 mũi, cách nhau khoảng 3 đến 7 ngày.
Điều trị ngoại khoa
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm tác động và chèn ép toàn bộ rễ dây thần kinh vùng đuôi ngựa ở bên dưới thắt lưng gây ra hội chứng đuôi ngựa, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật. Cách này có công dụng ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, đồng thời phòng tránh biến chứng yếu chân, yếu tay hoặc tê liệt. Phương pháp phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm gồm:
- Mổ hở: Phương pháp giải nén cột sống sau hoặc mở ống sống (laminectomy), bác sĩ sẽ mổ ở lưng hoặc cổ để cắt bỏ Lamina giúp mở rộng ống sống, đồng thời giải phóng áp lực lên tủy sống.
- Vi phẫu: Người bệnh được gây mê và loại bỏ một phần đĩa đệm bị thoái hóa bằng các trang thiết bị hiện đại.
- Nội soi: Người bệnh được chỉ định nội soi khi thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh cấp tính. Bác sĩ sẽ mở 2,5 cm trên da, đưa dụng cụ phẫu thuật vào cột sống để giải phóng áp lực cho dây thần kinh và tủy sống.
- Hợp nhất cột sống: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ đĩa đệm hoặc đốt sống, sau đó hợp nhất 2 bên giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.
- Thay đĩa đệm nhân tạo: Phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo bằng nhựa hoặc kim loại áp dụng khi người bệnh bị viêm khớp nặng, đã điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không hiệu quả.
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh phải trả chi phí khá lớn và có thể đối mặt với một số rủi ro nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh, rò rỉ dịch não tủy,… Do vậy, việc lựa chọn địa chỉ điều trị và bác sĩ thực hiện cực kỳ quan trọng.
Điều trị không dùng thuốc
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm nhẹ, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp điều trị không cần sử dụng thuốc. Một số cách có thể kể đến như:
- Châm cứu: Người bệnh đến các cơ sở châm cứu để thực hiện giúp giảm đau và thư giãn cơ.
- Mẹo dân gian: Phương pháp này áp dụng khi thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chữa bằng các thảo dược tự nhiên như cây đinh lăng, lá lốt, ngải cứu, vỏ bưởi,…
- Massage: Cách này giúp cải thiện những cơn đau ngắn hạn, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà hoặc đến bệnh viện.
- Yoga: Kết hợp thiền, tập thở và vận động giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức.
- Sử dụng nhiệt: Người bệnh có thể tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện đau và viêm.
- Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm bằng cách thực hiện một số bài tập theo hướng dẫn của kỹ thuật viên như bài tập thể dục nhịp điệu, bài tập kéo căng,…
- Liệu pháp xung điện: Các xung điện làm cho cơ co lại, từ đó cải thiện cơn đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Nghỉ ngơi phù hợp và thực hiện chuyển động chậm: Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi và thực hiện một số động tác nhẹ nhàng, đặc biệt chú ý khi đứng dậy và cúi người.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm Chiropractic
Đây là phương pháp kéo nắn xương khớp của Mỹ giúp cải thiện tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm một cách dứt điểm và lâu dài. Thời gian điều trị trung bình thường trải qua 1 – 2 liệu trình. Chiropractic có độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Người bệnh khi lựa chọn điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Chiropractic sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống người nước ngoài, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
ProChiro là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Chiropractic tại Việt Nam
Trên đây là thông tin cơ bản về các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên thăm khám sớm, thực hiện đúng cách để kiểm soát tốt sức khỏe và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.