Thoái hóa cột sống có phải do di truyền không?

Thoái hóa cột sống được xem là bệnh mãn tính, tiến triển chậm. Người bệnh có thể không phát hiện ra bệnh cho đến khi đau. Mức độ ngày càng tăng dần khiến cho người bệnh khó khăn trong việc vận động, cấu trúc xương cột sống biến đổi. Có nhiều tranh cãi cho rằng bệnh do yếu tố di truyền. Thực hư thế nào, hãy cùng ProChiro theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Thoái hóa cột sống là gì?

Cột sống thoái hóa do lớp sụn khớp ở giữa các đốt xương sống mòn dần, dẫn đến xẹp lún, nứt rách khiến chất nhầy thoát ra ngoài. Các đầu xương của đốt sống không có khớp sẽ ma sát với nhau khi bạn vận động và gây viêm, từ đó gây khô khớp và sưng khớp. Bên cạnh đó, khi ma sát trong thời gian kéo dài, những gai xương sẽ hình thành. Khi gai phát triển quá mức sẽ ảnh hưởng nhiều đến xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm khác, gây đau cột sống. Dạng này thường được gọi là gai cột sống.

Xương cột sống gồm có 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, người ta thường bị thoái hóa đốt sống L3 L4 L5 (thoái hóa đốt sống thắt lưng), thoái hóa đốt sống cổ (C5 C6 C7), thoái hóa đốt sống ngực (T1 – T12).

thoai-hoa-cot-song-10

Hình ảnh sụn khớp giữa các đốt mòn dần

Triệu chứng – Dấu hiệu thoái hóa cột sống

Tùy ở vị trí đốt sống mà triệu chứng sẽ có phần khác nhau, vị trí đau cũng khác nhau. Một vài vị trí thoái hóa hóa gây ra các triệu chứng bạn cần lưu ý:

Thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Đau ở vùng lưng phía dưới, cơn đau có thể kéo dài đến vài ngày hoặc vài tuần, càng ngày, cơn đau sẽ càng nặng hơn.
  • Đau lan xuống phía mông, bẹn, sau đùi, và lan xuống vùng chân như bắp chân, cẳng chân và bàn chân. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối khiến người bệnh không ngủ được.
  • Có thể không thể cúi xuống được bởi cơn đau sẽ tăng lên và gây nhói dây thần kinh ở lưng.
  • Tê cứng vùng cơ lưng khi thức dậy.
  • Những cơn đau có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn nếu xoa bóp nhẹ vùng đang bị đau.

Hình ảnh phim chụp X-Quang thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống cổ

  • Đau ở chính xuất hiện ở vùng cổ, lan xuống vai và tay (cánh tay, bàn tay, ngón tay).
  • Xuất hiện tình trạng tê bì ở vùng cánh tay và cả bàn tay, gây mất cảm giác trong một khoảng thời gian.
  • Phát ra tiếng rắc rắc khi xoay cổ, cúi đầu, ngửa đầu. Đôi khi còn bị hạn chế cử động.
  • Thoái hóa cột sống cổ sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau vùng chẩm, thái dương, trán và sau hốc mắt, hơi giống với triệu chứng đau nửa đầu.
  • Người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt,…
  • Hắt xì cũng gây đau do có sự tác động mạnh, bất ngờ lên đốt sống cổ.
  • Mỗi buổi sáng thức dậy sẽ bị cứng cổ, vai gáy, khó có thể cử động được bình thường.

thoai-hoa-cot-song-1

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống ngực

  • Đau ở vùng lưng giữa, khó khăn khi nằm hoặc chuyển đổi tư thế lúc nằm.
  • Có thể cơn đau sẽ lan đến vùng cổ – vai và cánh tay.
  • Khi cúi người hoặc ngửa lưng sẽ gây đau đớn.

Đa phần, những cơn đau liên quan đến thoái hóa đốt sống đều những đặc điểm sau:

  • Đau sau khi thức dậy vào buổi sáng, đau liên tục và massage sẽ đỡ hơn.
  • Cơn đau tăng khi vận động mạnh nhưng lại thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Ngồi lâu cũng có thể gây đau, khó duy trì tư thế tốt.
  • Có âm thanh răng rắc khi người bệnh ưỡn ngực, cúi người, xoay cổ, rướn vai,… do các khớp bị thiếu dịch nhờn.
  • Người bệnh thường có xu hướng bị gù hoặc cong vẹo cột sống.
  • Đau lưng dưới liên tục trong thời gian dài, ở vùng bị viêm đau sẽ bị nóng, mềm khi sờ vào.
  • Người bệnh có sức khỏe yếu còn bị sốt, sút cân và bị thiếu máu.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, ở mọi độ tuổi. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh có thể giúp cho việc chữa trị nhanh chóng, hiệu quả hơn. Một số nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống:

Lão hóa

Cơ thể lão hóa dẫn đến mọi bộ phận của cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng cũng bị lão hóa và suy yếu dần theo. Người bị mắc bệnh thoái hóa cột sống do lão hóa phần lớn là người trung niên, khoảng 40 – 50 tuổi.

Thói quen xấu

Khi hoạt động sai tư thế như thường xuyên đi vẹo người; ngồi hoặc đi gù lưng; ngủ gục trên bàn; gập cổ xem điện thoại, đọc sách; nằm ngủ gối quá cao; ngồi gác một chân; ngồi lâu một chỗ;… sẽ làm cho thoái hóa xương cột sống nhanh hơn.

thoai-hoa-cot-song-8

Ngồi sai tư thế gây thoái hóa đốt sống

Chế độ ăn uống

Ăn uống thiếu các chất tốt cho xương như vitamin D, canxi, sắt, kali,… Sẽ dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó, những người thích ăn đồ dầu mỡ, uống đồ ngọt, nước có gas, rượu bia, hút thuốc lá,… càng làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Thừa cân – Béo phì

Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên căn bệnh này. Việc béo phì, thừa cân sẽ làm cho cột sống làm việc nhiều hơn, do phải chống đỡ sức nặng của cơ thể, vô tình gây áp lực lên các đốt xương sống.

Do chấn thương

Một vài chấn thương do quá trình vận động hằng ngày, tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao,… có thể làm cho bạn bị tổn thương đốt sống, dẫn đến suy yếu dần, nặng hơn còn có thể bị liệt.

thoai-hoa-cot-song-6

Chơi thể thao bị chấn thương là một nguyên nhân thường gặp

Giới tính

Ở phụ nữ, nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen thấp sẽ kích thích quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Vì thế, tỷ lệ phụ nữ bị thoát hóa cột sống cao hơn nam giới, đặc biệt là thoái hóa 3 đốt sống lưng L3, L4, L5 (vị trí thắt lưng).

Đặc thù công việc

Những công việc đòi hỏi mang vác nặng sẽ gây thoái hóa, xẹp đốt sống lưng. Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi một chỗ, dùng máy tính thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Phụ nữ đi giày cao gót cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

thoai-hoa-cot-song-9

Phụ nữ làm trong ngành người mẫu, tiếp viên hàng không,… thường xuyên đi giày cao gót sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cột sống

Thoái hóa cột sống có phải do di truyền không?

Thoái hóa cột sống cổ do nguyên nhân di truyền là thông tin chính xác. Các chuyên gia cho rằng thoái hóa cột sống có thể mang tính di truyền.

Nếu trong gia đình có người đã mắc bệnh về xương khớp thì những thành viên còn lại sẽ có khả năng bị, do bị ảnh hưởng bởi gene, làm nguy cơ phá vỡ lớp sụn khớp cao hơn người bình thường.

Khi nào thì cần chữa thoái hóa cột sống

  • Tự chữa trị, xoa bóp nhưng không thuyên giảm
  • Khi không thể xoay trở cột sống mà cần có sự trợ giúp của người khác
  • Đau kéo dài không ngủ được, gây mệt mỏi và thiếu sức sống
  • Xuất hiện dấu hiệu Lhermitte: bệnh đa xơ cứng – khi gập cổ sẽ có luồng điện chạy dọc xuống cổ, xương sống, tay, chân, gây đau và khó chịu
  • Phản xạ của tay chân giảm đi đáng kể, gây yếu cơ, tê bì chân tay kéo dài
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh về xương khớp, bệnh về cột sống

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Phương pháp Chiropractic điều trị thoái hóa cột sống

Phương pháp Chiropractic đến từ Mỹ, mang nguyên lý điều chỉnh các đốt sống bị lệch về đúng vị trí ban đầu, giúp giải phóng các điểm bị chèn ép, giải phóng đĩa đệm và dây thần kinh. Phương pháp này an toàn, nhẹ nhàng làm cho cảm giác đau nhức được cải thiện tức thì. Phương pháp này điều trị tận gốc cơn đau mà không can thiệp phẫu thuật hay dùng thuốc. Bên cạnh đó, Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các bác sĩ nắn chỉnh xương khớp phần lớn đều là đội ngũ bác sĩ đến từ nước ngoài, được cấp giấy phép hành nghề, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Phòng khám ProChiro là một trong những phòng khám chữa bệnh theo phương pháp này. Bạn có thể đặt lịch thăm khám với bác sĩ TẠI ĐÂY hoặc form bên dưới.

Uống thuốc tây kê toa

Các loại thuốc chữa trị thoái hóa cột sống thường gặp: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, các loại vitamin nhóm B.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Một số người, nhất là người lớn tuổi sẽ những dụng những bài thuốc, mẹo dân gian trị bệnh. Những bài thuốc làm từ xương rồng, lá lốt, lá ngải cứu được đánh giá là hiệu quả và dễ thực hiện.

Vật lý trị liệu

Với tình trạng bệnh khác nhau sẽ có liệu pháp khác nhau như:

  • Châm cứu
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Kéo dãn cột sống lưng, cột sống cổ
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh

châm cứu trị thoái hóa cột sống

Người bệnh đi vật lý trị liệu có thể giúp bệnh thuyên giảm

Phẫu thuật

Nếu những phương pháp bên trên không thành công, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ được chọn lựa sao cho phù hợp với đốt sống bị đau của bệnh nhân.

Phía trên, ProChiro đã giải đáp cho câu hỏi “Thoái hóa cột sống có phải do di truyền không” cùng với những phương pháp điều trị. Nếu có thắc mắc nào về bệnh cũng như liệu pháp phù hợp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!