Thoái hóa cột sống L3 L4 L5 là bệnh xương khớp phổ biến hiện nay, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng ProChiro tìm hiểu về vị trí thoái hóa 3 đốt sống lưng này và cách điều trị nhé!
Thoái hóa cột sống L3 L4 L5 là gì?
Thoái hóa cột sống L3 L4 L5 còn được gọi là thoái hóa cột sống thắt lưng. Do 3 đốt sống này chịu áp lực tác động của tất cả các hoạt động.
Đây là bệnh mãn tính, tiến triển chậm, có mức độ tăng dần theo thời gian.
Nếu không trị sớm, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng là thoái hóa đĩa đệm L4 L5, teo cơ, bại liệt.
3 vị trí đốt sống dễ bị thoái hóa
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống L3 L4 L5
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống L3 L4 L5:
Mang vác nặng: Làm việc nặng, thường xuyên mang vác sẽ đè nặng lên các đốt sống L3 L4 L5, lâu dần gây thoái hóa.
Ngồi nhiều: 3 đốt sống thấp ở thắt lưng có trách nhiệm chống đỡ cơ thể khi bạn ngồi. Nếu ngồi thường xuyên, bạn sẽ làm tăng áp lực lên những đốt sống này, làm cho đốt sống thắt lưng bị thoái hóa.
Tuổi tác: Càng lớn tuổi, cơ thể sẽ bị lão hóa, xương khớp cũng không ngoại lệ. Đốt sống và những bộ phận hỗ trợ xung quanh dần bị ăn mòn theo thời gian, làm cho người bệnh hoạt động khó khăn, đau nhức.
Ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất (vitamin D, canxi,…) sẽ khiến hệ xương khớp trở nên suy yếu.
Lối sống không lành mạnh: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc, ăn đồ ăn dầu mỡ,… làm ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, tăng tỷ lệ thoái hóa hơn người bình thường.
Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống L3 L4 L5
Bệnh thoái hóa cột sống L3 L4 L5 không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà ngay cả thế hệ trẻ cũng dễ bị mắc bệnh.
Đặc biệt, với các đối tượng như nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy, người làm nghề khuân vác, những người bị thừa cân,… sẽ dễ bị mắc thoái hoá đốt sống L3 L4 L5 nhất.
Nhân viên văn phòng dễ bị mắc bệnh này nhất
Triệu chứng thoái hóa cột sống L3 L4 L5
Đau lưng là triệu chứng chung của căn bệnh này nhưng để dễ phát hiện, ta sẽ phân làm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn đầu
Giai đoạn mới sẽ xuất hiện một số cơn đau nhẹ, âm ỉ nhưng không kéo dài, vậy nên dễ nhầm lẫn so với những bệnh đau khớp thông thường. Những dấu hiệu cụ thể trong giai đoạn này:
- Đau nhói ở vùng thắt lưng, chỉ đỡ khi bạn nghỉ ngơi.
- Khi lên cơn đau, cơ thể rất khó chịu, chỉ muốn nằm.
- Có thể sốt nhẹ vào buổi tối
- Nhói vùng thắt lưng khi ho hoặc hắt xì
- Người đau nhức, chân hơi tê khi thức dậy vào buổi sáng.
Giai đoạn này nhẹ, có thể điều chỉnh lối sống, tư thế, dinh dưỡng… nhằm cải thiện sức khỏe cho xương khớp. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng một vài phương pháp như tập thể dục trị liệu, điều trị bằng phương pháp Chiropractic,…
Giai đoạn phát bệnh
Những dấu hiệu trong giai đoạn này sẽ nặng hơn, bạn có thể dễ dàng biết mình mắc bệnh, đặc biệt là thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Những dấu hiệu dễ nhận biết:
- Cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, từ âm ỉ tới dữ dội, nghỉ ngơi khoảng 5 phút mới thuyên giảm.
- Hai chân thường xuyên bị ê mỏi, tê cứng, gan bàn chân sẽ mất cảm giác nếu ngồi quá lâu và không đổi tư thế.
- Cơn đau dần lan sang xương sườn, xương chậu, bắp đùi, khớp gối, khớp háng.
- Khó cử động eo lưng sau khi thức dậy.
- Mất đường cong sinh lý cột sống lưng.
- Các khớp ngón chân sẽ bị sưng, đau khi gặp thời tiết lạnh, giao mùa.
Ở giai đoạn này, bạn nên đến điều trị tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, bởi bệnh có thể chữa khỏi mà không cần phải phẫu thuật.
Giai đoạn cuối
Khi đã đến giai đoạn cuối, bệnh đã biến chuyển nặng, người ngoài cũng có thể phát hiện ra:
- Đau nhức dữ dội, không thuyên giảm dù đã nằm nghỉ ngơi.
- Chân và các khớp chân đau buốt, làm cho người bệnh khó di chuyển, hoạt động hay đứng tại chỗ.
- Dáng đi xiêu vẹo, cột sống lưng bị biến dạng thấy rõ.
- Không đủ canxi trong cơ thể nên dễ dẫn đến gãy xương, viêm khớp xương ở những vị trí khác.
- Rối loạn chức năng vận động, mất cân bằng hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa.
- Bệnh nhân sẽ bị teo chân, teo tay, bại liệt và cần sự trợ giúp của người khác.
Khi bước vào giai đoạn này, bệnh chỉ có thể chữa được khi phẫu thuật. Hoặc với những quá nặng, bệnh nhân sẽ bị liệt suốt đời.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt suốt đời
Điều trị thoái hóa cột sống L3 L4 L5
Điều trị sớm là điểm mấu chốt giúp người bệnh phục hồi toàn diện, giảm tình trạng đau nhức. Một số phương pháp điêu trị thoái hóa cột sống L3 L4 L5:
Phương pháp Chiropractic
Phương pháp trị liệu số 1 tại Mỹ, an toàn mà không can thiệp phẫu thuật hay dùng thuốc.
Thoái hóa khiến cho các đốt sống bị trượt ra khỏi đường cong tự nhiên, tác động xẹp lún đĩa đệm, đè nén lên các cơ quan khá gây đau. Chiropractic giúp điều chỉnh tận gốc những đốt sống sai lệch này, tháo các điểm cơ bị xoắn, giải phóng sự chèn ép lên gốc thần kinh và tủy sống từ đó giảm đau tận gốc, cột sống được phục hồi tự nhiên.
Chiropractic phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Phòng khám ProChiro là một trong những phòng khám chữa bệnh theo phương pháp này. Bạn có thể đặt lịch thăm khám với bác sĩ ở form bên dưới.
Vật lý trị liệu
Những phương pháp như xung điện, nhiệt sóng, châm cứu, massage, chiếu ánh sáng,… được đánh giá rất hiệu quả trong việc trị liệu.
Bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian khá lành tính, an toàn cho sức khỏe, lại dễ kiếm, dễ mua. Những bài thuốc được áp dụng nhiều đến từ rễ nhàu, ngải cứu, lá lốt,… Người bệnh ở mức độ nhẹ có thể thử phương pháp này.
Uống thuốc tây
Ở giai đoạn đầu, khi đến khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế, bạn sẽ được kê một vài loại thuốc giảm đau, giảm cơ, chống viêm, thuốc chống thoái hóa,…
Tuy nhiên, thuốc tây chỉ có thể uống được trong khoảng thời gian nhất định. Bởi nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ như hư gan, hư thận, đau dạ dày,…
Phẫu thuật
Phẫu thuật thoái hoá đĩa đệm L3 L4 L5 sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ được cơn đau, nhức râm ran kèm suy yếu vùng thắt lưng.Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng dược với nhiều trường hợp có bệnh nền và cần có biện pháp phòng tránh hậu phẫu để đạt được kết quả như ý.
Chủ động thăm khám thường xuyên để ngăn ngừa tái phát bệnh
Bài viết phía trên, ProChiro đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh thoái hóa cột sống L3 L4 L5. Thấy được biến chứng của bệnh, ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động thăm khám để điều trị kịp thời.