Đối với bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, người bệnh ngoài việc phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, thì cũng nên kết hợp những bộ môn thể thao phù hợp, nhằm đẩy nhanh hiệu quả điều trị và giảm những cơn đau do bệnh gây ra. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên chơi môn thể thao nào? Cầu lông có nên chơi hay không? Mời bạn đọc đi tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi này thông qua lời khuyên của các chuyên gia đến từ Phòng Khám Cơ Xương Khớp Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ ProChiro.
Người thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không?
Thoát vị đĩa đệm chia thành hai dạng chính: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, trong đó chiếm tỷ lệ cao là thoát vị cột sống thắt lưng. Bệnh gây chèn ép cho dây thần kinh cột sống, từ đó hình thành nên những cơn đau nhức. Nhận thấy điều đó, những chuyên gia đến từ phòng khám đã đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là cần tránh những bài tập và những động tác làm gia tăng áp lực cho vùng cột sống.
Chính vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông là không nên. Bộ môn này đòi hỏi các động tác như: xoay người, phải đỡ cầu, rướn người, vung tay,… tất cả những động tác đều không tốt và tạo áp lực lên cột sống. Ngoài ra, người mắc phải thoát vị đĩa đệm cũng không nên tập những bộ môn thể thao tiêu hao thể lực nhiều và vận động mạnh.
Những bài tập có lợi cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Những bộ môn thể thao sau đây được chuyên gia khuyến khích vì mang lại nhiều tác dụng giúp ích cho việc hồi phục của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, trong quá trình tập không nên quá gắng sức, mà cần phải kiên trì tập luyện hằng ngày, không gấp gáp vì sẽ làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
- Đạp xe: nguyên tắc của việc đạp xe chính là sử dụng sự mềm dẻo, linh hoạt của các khớp và thể trọng của cơ thể để chuyển động, vì thế sẽ giúp kéo giãn cột sống. Bộ môn đạp xe giúp chúng ta nâng cao thể trạng, cải thiện khả năng vận động, qua đó làm chậm tốc độ thoái hóa và quá trình phát triển của bệnh.
- Bơi lội: tập bộ môn này thường xuyên sẽ góp phần làm cho xương khớp thêm vững chắc, linh hoạt, dẻo dai; làm mạnh xương khớp. Ngoài ra, bơi lội còn có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và tái cấu trúc cho vùng cột sống đang bị tổn thương.
- Tập Yoga: những bài tập từ bộ môn yoga sẽ tác động trực tiếp lên các khớp xương và vùng cột sống. Từ đó sẽ giúp cơ thể luôn duy trì ở thế cân bằng, thẳng đứng và tạo sự chuyển động thích hợp. Ngoài ra, các động tác kéo giãn còn giúp mở rộng chuyển động của vùng khung chân, từ đó áp lực trên vùng thắt lưng sẽ được giảm đáng kể. Đồng thời giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn, những cơn đau do thoát vị gây ra cũng từ đó mà thuyên giảm nhiều.
- Treo xà: giúp làm tăng khả năng vận động của vùng cột sống, từ đó giúp phục hồi lại hình dạng cột sống. Luyện treo xà đơn kiên trì trong một thời gian dài sẽ giúp cho cột sống được kéo giãn, khoảng cách giữa những đốt sống sẽ được tăng thêm, chính vì thế áp lực mà đĩa đệm phải chịu sẽ giảm đáng kể.
- Đi bộ: đều đặn dành 30 – 45 phút mỗi ngày để đi bộ ( có thể là sáng hoặc chiều, nếu có thời gian thì nên đi cả hai buổi) là bài tập giúp điều trị thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả lại cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện. Đi bộ kết hợp việc hít thở sâu (hít vào bằng mũi và nhẹ nhàng thở ra bằng miệng), điều hòa nhịp thở đúng cách để cơ thể hạn chế bị mất sức.
Những lưu ý trong quá trình tập luyện
Mặc dù tập luyện thể thao sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, tuy nhiên vẫn có một số lưu ý cần phải tuân theo khi tập luyện để phòng những tác động xấu đến tình trạng của bệnh.
- Khởi động: trước khi luyện tập bất kỳ một môn thể thao nào thì việc quan trọng phải thực hiện đầu tiên chính là khởi động để làm nóng cơ thể. Việc khởi động sẽ giúp bôi trơn các khớp, làm chúng hoạt động được linh hoạt hơn, nhằm hạn chế mắc phải những chấn thương không đáng có trong lúc chơi.
- Kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý: không nên tập luyện nóng vội, quá sức, điều đó chỉ làm cho cơ thể nhanh chóng trở nên mệt mỏi, đồng thời gây áp lực càng lớn lên vùng cột sống. Cần cân bằng giữa việc luyện tập và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vừa tránh hao tổn thể lực vừa mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: hãy tăng cường và bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các loại thực phẩm có lợi ích tích cực cho xương khớp và mang lại hiệu quả trong việc giảm đau.
- Tập luyện đúng tư thế: thực hiện động tác đúng tư thế và đúng cách để tránh gây áp lực quá lớn lên cột sống, đặc biệt là đĩa đệm, vì nếu tập sai chỉ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ.
- Không nên nhìn đói hoặc ăn quá no trước khi chơi thể thao. Hãy dùng một bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện để có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ: tùy từng thể trạng người bệnh, mức độ bệnh là nặng hay nhẹ mà sẽ có bộ môn thể thao phù hợp nhất. Người bệnh nên thăm khám, kiểm tra kỹ càng, và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để có thể tìm ra bộ môn thể thao thích hợp.