Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài bị rách và tạo ra các vết nứt dẫn đến tình trạng các nhân nhầy bên trong trào ra ngoài các vết nứt này, chèn ép lên ống sống hay các dây thần kinh gần nó.

Tùy vào vị trí bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Các đối tượng dễ bị mắc thoát vị đĩa đệm:

  • Người mắc bệnh lý về cột sống: gù vẹo cột sống hay trượt cột sống làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị 
  • Người lao động nặng: do đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy hay bê vác những vật nặng tạo áp lực cho cột sống và hệ thống đĩa đệm
  • Dân văn phòng: tính chất công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu và ít vận động trong khoảng thời gian dài cũng khiến đĩa đệm bị tổn thương
  • Người cao tuổi: theo quá trình thoái hóa tự nhiên, cơ thể kém tái tạo, không thể sản sinh ra các chất nhầy để nuôi dưỡng sụn, khớp nên người cao tuổi dễ bị thoát vị nhất
  • Người có tiền sử bệnh lý liên quan: Người bị béo phì, đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp… đều vô hình tạo áp lực trọng lượng lên các đốt sống khiến đĩa đệm bị tổn thương.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm là khoảng 2% người trưởng thành, nam gấp đôi nữ. Ở những người từ 25 đến 55 tuổi, khoảng 95% trường hợp thoát vị xảy ra ở cột sống thắt lưng dưới (mức L4L5 và L5S1); ngoài ra thì người trên 55 tuổi dễ bị thoát vị ở nhiều vị trí cùng lúc. Còn thoát vị đĩa đệm cổ thường xuyên gặp phải ở vị trí C5-C6 và C6-C7.

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm tại mỗi vị trí lại có những triệu chứng đau khác nhau:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng 
  • Đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn, khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh sẽ gặp phải cơn đau dữ dội bất ngờ.
  • Đau từ vùng lưng lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn hoặc xuống hông và chân đùi theo hệ thần kinh tọa. Khi mắc triệu chứng này, bệnh nhân có xu hướng chống lưng/ bên hông thường xuyên để làm giảm cơn đau hoặc hạn chế vận động cột sống thắt lưng.
  • Tê bì chân, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông, đi lại vận động khó khăn


  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
  • Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai và gây tê hoặc mất cảm giác cánh tay 
  • Nhức mỏi dọc vùng gáy
  • Đau khi xoay cổ hoặc ưỡn cổ  
  • Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu hoặc chóng mặt
  • Cơn đau mang tính cơ học, khi có các tác động như xoay đầu hay hắt hơi, ho sẽ bị đau nhiều hơn.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khó lường như:

  • Teo cơ chân tay: Thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép dây thần kinh, ngăn cản khí huyết dẫn truyền từ các đốt sống lưng và đốt sống cổ đến các cơ tứ chi, khiến các cơ tại chân và tay sẽ bị teo dần. Hiện tượng này xảy ra âm thầm và thường chỉ ở một bên cơ thể nên nhiều người không để ý đến cho đến khi các cơ mất lực.
  • Bại liệt: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất, xuất phát từ việc teo cơ chân tay. Khi dẫn đến tình trạng này đồng nghĩa với việc hệ thần kinh đã phá hủy đáng kể, khó có thể phục hồi như ban đầu. Bệnh nhân sẽ không thể cử động tứ chi, mọi sinh hoạt, ăn uống, vận động phải phụ thuộc vào người khác.
  • Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương thì không chỉ cơ – gân mà một số vùng da cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến người bệnh không thể phân biệt nóng, lạnh.
  • Rối loạn cơ thắt: Biểu hiện bằng việc bị rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Đầu tiên chỉ là triệu chứng bí tiểu bình thường sau đó bệnh nhân sẽ hoàn toàn không thể kiểm soát bản thân mình.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh băn khoăn. Các bác sĩ chuyên môn tại ProChiro sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Theo cơ chế sinh học, các đĩa đệm bị tổn thương sẽ không thể trở lại như ban đầu được nữa. Chỉ khi cơ thể tự sản sinh ra các nhân nhầy bù đắp vào đĩa đệm tổn thương thì đĩa đệm mới được hồi phục. Ngay cả khi phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không triệt để. 

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không tồn tại biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu kiên trì chữa trị đúng cách và phù hợp với tình trạng cơ thể, người bệnh có thể phục hồi từ 80 đến 95% so với ban đầu, thậm chí cải thiện đến mức gần khỏi.

Ngoài ra việc điều trị thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng bệnh: Thoát vị càng nhẹ thì khả năng hồi phục càng cao. Trường hợp để bệnh quá nặng, thời gian điều trị sẽ càng lâu hơn hoặc phải can thiệp phẫu thuật.
  • Tinh thần: Việc điều trị sẽ không thể có kết quả ngay sau 1-2 ngày, để có được kết quả tích cực nhất, người bệnh phải luôn kiên nhẫn và có niềm tin.
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì khả năng tự phục hồi của cơ thể càng thấp.
  • Thể trạng: Với những người bệnh khỏe mạnh và đề kháng tốt thì quá trình điều trị càng khả quan hơn.
  • Phương pháp điều trị: Lựa chọn cách điều trị đúng và phù hợp với tình trạng bệnh cũng như tiền sử, thói quen, cấu trúc sinh học… sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.
  • Quá trình chăm sóc sau điều trị: Nếu có chế độ sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt thì quá trình hồi phục sẽ cao hơn.

Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Có khá nhiều cách để điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng mỗi cách lại có những ưu – nhược điểm riêng cần sự cân nhắc kỹ càng:

Vật lý trị liệu

– Ưu điểm: Tăng sự dẻo dai cho xương khớp và sức mạnh cơ bắp

– Nhược điểm: Chỉ nhằm hỗ trợ cơ quan vận động chứ không triệt để điều trị tận gốc bệnh

Điều trị bằng thuốc Tân dược

– Ưu điểm: Có sẵn, dễ dàng mua được tại nhiều nơi.

– Nhược điểm: Chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, dễ tái phát. Nếu lạm dụng có thể gây hại cho các cơ quan nội tạng như dạ dày, gan và thận.

Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống

– Ưu điểm: Giúp giảm đau trực tiếp

– Nhược điểm: Tác động lên các dây thần kinh nhằm loại bỏ các protein gây sưng viêm nhưng không giúp tái tạo đĩa đệm và điều chỉnh cấu trúc cột sống, vì vậy không có hiệu quả chữa bệnh tận gốc. Tiêm corticosteroid còn có một số tác dụng phụ lên hệ thần kinh như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt và rủi ro tiềm ẩn như nhiễm trùng, thủng màng cứng, biến chứng liên quan thuốc gây tê.

Áp dụng bài thuốc Đông y

– Ưu điểm: An toàn lành tính  

– Nhược điểm: Không có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ. Nhiều bài thuốc thể truyền miệng không rõ nguồn gốc, có thể gây men gan tăng, vàng da, vàng mắt, suy đa tạng kèm theo suy thận, thậm chí có trường hợp suýt ngừng tim.

Phẫu thuật 

– Ưu điểm: Hiệu quả cao

– Nhược điểm: Không phải trường hợp nào cũng có thể phẫu thuật được, không phù hợp với nhiều đối tượng như người già, phụ nữ sau sinh, người có thể trạng yếu. Ngoài ra chi phí khá cao.

Châm cứu

– Ưu điểm: Tác động đến huyệt đạo giúp khai thông dòng chảy của khí huyết đang bị tắc nghẽn. Châm cứu có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra hormone Endorphin giúp giảm đau. 

– Nhược điểm: Không thể chấm dứt sự sai lệch trong cấu trúc đốt sống và đĩa đệm, các vấn đề trong hệ thần kinh vẫn tồn tại và lâu dài bệnh vẫn tiếp tục tái phát.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic – phương pháp từ Hoa Kỳ – điều trị tận gốc Thoát vị đĩa đệm 

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic dựa trên mối liên hệ giữa cột sống và chức năng của cơ thể. Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic dựa trên mối liên hệ giữa cột sống và chức năng của cơ thể. Khi các đĩa đệm tổn thương, các khớp đốt sống sẽ bị xô lệch, chèn ép lên các dây thần kinh đi ngang qua nó, khiến dinh dưỡng và khí huyết truyền dẫn qua dây thần kinh đến các cơ quan khác bị trì trệ, dẫn đến việc phát sinh các cơn đau nhức ở nhiều cơ quan. Vì vậy, Chiropractic tập trung vào việc điều chỉnh cấu trúc sai lệch của hệ thống xương khớp.

Từ nguyên lý trên, các bác sĩ Chiropractic sẽ sử dụng tay và các thiết bị đặc thù phù hợp để nắn chỉnh cột sống, các khớp, điều chỉnh những sai lệch vào đúng vị trí, giảm căng dây chằng, làm mềm cơ, giải phóng mọi sự chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh. Từ đó, hệ thần kinh cột sống được giải tỏa sức chèn ép, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng, kích thích cơ chế tự chữa lành các đĩa đệm bị tổn thương, đồng thời giảm áp suất nội đĩa đệm.

Ngoài việc nắn chỉnh và điều trị trực tiếp trên hệ thống cơ xương khớp, Chiropractic còn có các bài tập trị liệu chuyên biệt cùng các máy giãn cơ, máy trị liệu Laser cường độ cao – Sóng xung kích Shockwave hỗ trợ quá trình chữa lành thương tổn, giúp tái tạo sức mạnh tế bào mô cơ, tăng hiệu quả điều trị lên 25%.

ProChiro là một trong số ít cơ sở điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm thoát vị đĩa đệm lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Với đội ngũ bác sĩ người Mỹ đã từng điều trị ở khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Úc, Thái Lan, Singapore, Thái Lan… có hơn 19 năm kinh nghiệm, ProChiro tự hào là Viện điều trị thần kinh cột sống Chiropractic hàng đầu Việt Nam, thuộc top 53 Viện điều trị Thần kinh cột sống hàng đầu Thế giới.