Thoát vị đĩa đệm l4 l5 có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 hiện nay đang là một căn bệnh phổ biến, nhất là ở người cao tuổi, người bị béo phì hoặc nhân viên văn phòng thường phải ngồi nhiều. Nó gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng cụ thể là gì và cách điều trị như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thế nào là căn bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5?

L4 và L5 là 2 đốt sống lưng nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống trên cơ thể người, chức năng chủ yếu là giúp giảm xóc, nâng đỡ những đốt sống phía trên và giúp cơ thể được vận động linh hoạt hơn.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một hiện tượng đốt sống lưng l4 l5 bị thoái vị, khi này nhân nhầy của khu vực này bị thoát ra khỏi lớp vỏ bọc bao xơ và gây chèn ép lên vùng rễ dây thần kinh. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức và khiến cho người bệnh khó có thể vận động. Nếu như người bệnh chữa trị không kịp thời thì những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 này sẽ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng tuổi từ 45-50 thì phổ biến nhất. Đặc biệt là những người phải lao động bằng chân tay thường xuyên, hay bê hoặc khiêng vác đồ nặng và làm việc quá sức trong một khoảng thời gian dài.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 gần như như là một căn bệnh mãn tính, vì việc chữa trị được căn bệnh là rất khó cũng như mất nhiều thời gian. Nếu như người bệnh không được chữa trị kịp lúc thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận động cũng như cuộc sống. Nếu tình trạng bệnh cứ kéo dài mà không tìm ra phương pháp điều trị thì có thế sẽ dẫn đến các biến chứng như sau:

  • Rối loạn cảm giác: Điều này xảy ra khi mà dây thần kinh trong cơ thể bị chèn ép làm ảnh hưởng cũng như tác động đến một số nơi khác. Lúc này, người bệnh sẽ mất dần đi khả năng có thể cảm được độ nóng – lạnh hoặc những sự đau nhức trên cơ thể.
  • Rối loạn khả năng bài tiết: Dây thần kinh vị chèn ép cũng làm ảnh hưởng đến cơ thắt (một búi cơ có liên quan trực tiếp đến việc bài tiết của cơ thể người bệnh). Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị, để tiến triển đến giai đoạn nặng, người bệnh sẽ không còn khả năng kiểm soát việc tiểu – tiện, gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
  • Gây đau nhức: Khi nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài và gây chèn ép lên những dây thần kinh đi qua, cơn đau nhức có thể lan dần xuống đùi hay cẳng chân, thậm chí là bàn chân. Đau nhức gây ra bởi bệnh thoát vị l4 l5 chính là những cơn đau theo từng cơn hoặc là bị đau dữ dội. Nếu người bệnh hoạt động mạnh, đứng hoặc đi lại lâu thì tình trạng này sẽ nặng thêm.
  • Có nguy cơ bị bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 nếu như bệnh nhân không được chữa trị kịp thời. Lúc này người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động và phải nằm yên một chỗ.

Cách phòng tránh được bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5

Tư thế đứng cần thay đổi đúng

Khi đứng nên đứng thẳng sao cho cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể phải được chia đều lên cả hai chân, không đứng ưỡn bụng hay là thắt lưng, cột sống cong thế nào thì giữ đúng như vậy. Hạn chế việc sử dụng giày hoặc guốc cao gót thường xuyên.

Ngồi đúng tư thế

Khi ngồi thì nên ngồi trên ghế mà có chiều cao phù hợp với cơ thể để hai bàn chân được đặt sát trên sàn nhà, cả 3 khớp cổ chân, gối và háng vuông góc nhau, lưng giữ thẳng và tựa đều ở thành ghế phía sau, để trọng lượng cơ thể được dồn đều lên cả hai chân và hai bên mông. Có thể kê thêm một vật tựa bông êm ở vùng thắt lưng để giúp giữ được tư thế thẳng lưng khi ngồi.

Tư thế khi nâng vật nặng

Khi thực hiện bê, nâng một vật từ dưới thấp lên cần đặc biệt lưu ý đến tư thế của cơ thể và vùng cột sống, khoảng cách giữa vật cần nâng với cơ thể và sự phối hợp khéo léo của các động tác, cụ thể như sau:

  • Hai bàn chân cần cách nhau một khoảng đủ rộng để tạo được chân đế vững chắc.
  • Ngồi xổm xuống đất nhưng không gập phần cột sống lưng.
  • Căng cơ bụng và bê đồ vật lên sát bụng.
  • Từ từ đứng dậy để có thể nâng đồ vật lên (không sử dụng cơ thắt lưng để nâng).
  • Nên ngồi thẳng lưng, không vặn vẹo cột sống.
  • Duy trì độ ưỡn của thắt lưng ở mức độ bình thường.

Khi muốn bê và di chuyển một vật nào đó đến một vị trí khác, chúng ta phải đặc biệt lưu ý đến tư thế thân mình, nhất là cột sống cũng như vị trí cùng khoảng cách của vật và cơ thể. Một số vấn đề cần hết sức chú ý như sau:

  • Tư thế bê vật lên như các bước đã hướng dẫn ở mục trên.
  • Ôm chắc vật bằng cả 2 tay và ôm chắc chắn.
  • Giữ đồ vật đang ôm vào sát vào bụng, ở vị trí ngang thắt lưng.
  • Giữ cột sống luôn thẳng, và duy trì độ cong vốn có của đoạn thắt lưng.

Hy vọng những thông tin mà ProChiro đã cung cấp cho bạn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 ở trên sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về căn bệnh này, cũng như các cách phòng tránh được căn bệnh.