Triệu chứng thoát vị đĩa đệm? Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng vòng sợi bên ngoài của đĩa đệm bị rách khiến cho phần nhân đĩa đệm bị phình ra khỏi phần bên trong, gây chèn ép lên ống sống hay các dây thần kinh gần nó, gây đau ở các vùng thường xuyên chịu áp lực như lưng, cổ, đồng thời làm chân tay bị tê bì do khí huyết và chất dinh dưỡng không thể truyền đến tứ chi. 

Theo thống kê, tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm là khoảng 2% người trưởng thành, nam gấp đôi nữ. Ở những người từ 25 đến 55 tuổi, khoảng 95% trường hợp bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng (mức L4L5 và L5S1); bên cạnh đó thì những người từ 55 tuổi trở lên dễ bị thoát vị ở nhiều vị trí cùng một lúc. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuyên gặp phải ở vị trí C5-C6 và C6-C7.

Tùy vào vị trí bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Các đối tượng dễ bị mắc thoát vị đĩa đệm:

  • Người mắc bệnh lý về cột sống: gù vẹo cột sống hay trượt cột sống làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.
  • Người lao động nặng: do đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy hay bê vác những vật nặng tạo áp lực cho cột sống và hệ thống đĩa đệm.
  • Dân văn phòng: tính chất công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu và ít vận động trong khoảng thời gian dài cũng khiến đĩa đệm bị tổn thương.
  • Người cao tuổi: theo quá trình thoái hóa tự nhiên, cơ thể kém tái tạo, không thể sản sinh ra các chất nhầy để nuôi dưỡng sụn, khớp nên người cao tuổi dễ bị thoát vị nhất.
  • Người có tiền sử bệnh lý liên quan: Người bị béo phì, đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp… đều vô hình tạo áp lực trọng lượng lên các đốt sống khiến đĩa đệm bị tổn thương.

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm tại mỗi vị trí lại có những triệu chứng đau khác nhau:

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng 

  • Đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn, khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh sẽ gặp phải cơn đau dữ dội bất ngờ.
  • Đau từ vùng lưng lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn hoặc xuống hông và chân đùi theo hệ thần kinh tọa. Khi mắc triệu chứng này, bệnh nhân có xu hướng chống lưng/ bên hông thường xuyên để làm giảm cơn đau hoặc hạn chế vận động cột sống thắt lưng.
  • Tê bì chân, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông, đi lại vận động khó khăn

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai và gây tê hoặc mất cảm giác cánh tay 
  • Nhức mỏi dọc vùng gáy
  • Đau khi xoay cổ hoặc ưỡn cổ  
  • Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu hoặc chóng mặt
  • Cơn đau mang tính cơ học, khi có các tác động như xoay đầu hay hắt hơi, ho sẽ bị đau nhiều hơn.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khó lường như:

  • Teo cơ chân tay: Thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép dây thần kinh, ngăn cản khí huyết dẫn truyền từ các đốt sống lưng và đốt sống cổ đến các cơ tứ chi, khiến các cơ tại chân và tay sẽ bị teo dần. Hiện tượng này xảy ra âm thầm và thường chỉ ở một bên cơ thể nên nhiều người không để ý đến cho đến khi các cơ mất lực.
  • Bại liệt: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất, xuất phát từ việc teo cơ chân tay. Khi dẫn đến tình trạng này đồng nghĩa với việc hệ thần kinh đã phá hủy đáng kể, khó có thể phục hồi như ban đầu. Bệnh nhân sẽ không thể cử động tứ chi, mọi sinh hoạt, ăn uống, vận động phải phụ thuộc vào người khác.
  • Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương thì không chỉ cơ – gân mà một số vùng da cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến người bệnh không thể phân biệt nóng, lạnh.
  • Rối loạn cơ thắt: Biểu hiện bằng việc bị rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Đầu tiên chỉ là triệu chứng bí tiểu bình thường sau đó bệnh nhân sẽ hoàn toàn không thể kiểm soát bản thân mình.

Cách chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm 

Để chẩn đoán những triệu chứng Thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về tình trạng bệnh dựa trên mức độ đau mang tính cơ học:

  • Cơn đau bắt đầu từ khi nào? Đau ở vị trí nào?
  • Bạn có những hoạt động nặng nào gần đây không?
  • Bạn đã làm gì cho cơn đau thoát vị đĩa đệm của mình?
  • Cơn đau thoát vị đĩa đệm có lan tỏa đến các bộ phận khác của cơ thể không?
  • Mức độ đau tăng lên hay giảm đi trong các trường hợp nào?

Bác sĩ cũng sẽ quan sát tư thế, phạm vi chuyển động và tình trạng thể chất của bạn cả khi đứng và nằm. Chuyển động nào gây đau sẽ được ghi nhận. Bên cạnh đó cũng có các bài kiểm tra vùng chân hoặc tay để xác định điểm đau.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể cảm thấy căng cứng cơ và bị mất đường cong sinh lý do co thắt cơ. Bác sĩ sẽ cần cảm nhận độ căng và độ lệch cột sống để nắm được tình trạng chung.

Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cột sống cũng sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra thần kinh, kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, những thay đổi thần kinh khác và sự lây lan của cơn đau.

Tại các viện điều trị uy tín, hầu hết các chuyên gia sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh chẩn đoán tình trạng một các kỹ càng hơn. 

  • Chụp X-quang để xác định không gian đĩa đệm bị thu hẹp, các vị trí gãy xương, gai xương hoặc viêm khớp, hay độ lệch của cột sống…
  • Chụp CT hay chụp cộng hưởng từ kiểm tra MRI có thể giúp phát hiện các mô mềm của một đĩa đệm bị tổn thương. Điều này sẽ giúp bác sĩ biết được giai đoạn bệnh và vị trí của đĩa đệm thoát vị để có hướng điều trị thích hợp.

Để có được chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như đo điện cơ để xác định tốc độ phản ứng của dây thần kinh, hay quét xương để phát hiện các vấn đề về cột sống như viêm khớp, gãy xương, khối u hoặc nhiễm trùng..

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic – phương pháp từ Hoa Kỳ – điều trị tận gốc Thoát vị đĩa đệm 

Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân cần có phương pháp điều trị và liệu trình trị liệu phù hợp. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic dựa trên nguyên lý hệ thần kinh cột sống là quan trọng nhất, và hệ thần kinh có tác động đến mọi chức năng của cơ thể. Khi các đĩa đệm tổn thương, các khớp đốt sống sẽ bị xô lệch, chèn ép lên các dây thần kinh đi ngang qua nó, khiến dinh dưỡng và khí huyết truyền dẫn qua dây thần kinh đến các cơ quan khác bị trì trệ, dẫn đến việc phát sinh các cơn đau nhức ở nhiều cơ quan. Vì vậy, Chiropractic sẽ tập trung vào việc điều chỉnh tận gốc những sai lệch trong hệ thống xương khớp.

Từ nguyên lý trên, các bác sĩ Chiropractic sẽ nắn chỉnh cột sống, các khớp bằng việc sử dụng lực bàn tay tối thiểu, từ đó điều chỉnh chính xác những sai lệch vào đúng vị trí, giảm căng dây chằng, làm mềm cơ, giải phóng mọi sự chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh. Từ đó, hệ thần kinh cột sống được giải tỏa sức chèn ép, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng, kích thích cơ chế tự chữa lành vị trí tổn thương, đồng thời giảm áp suất nội đĩa đệm, giúp cơ thể tự sản sinh đĩa đệm mới thay thế.

Ngoài việc nắn chỉnh và điều trị trực tiếp trên hệ thống cơ xương khớp, Chiropractic còn có các bài tập trị liệu chuyên biệt cùng các máy giãn cơ, máy trị liệu Laser cường độ cao – Sóng xung kích Shockwave hỗ trợ quá trình chữa lành thương tổn, giúp tái tạo sức mạnh tế bào mô cơ, tăng hiệu quả điều trị lên 25%.

ProChiro là một trong số ít cơ sở điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm thoát vị đĩa đệm lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Với đội ngũ bác sĩ người Mỹ đã từng điều trị ở khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Úc, Thái Lan, Singapore, Thái Lan… có hơn 19 năm kinh nghiệm, ProChiro tự hào là Viện điều trị thần kinh cột sống Chiropractic hàng đầu Việt Nam, thuộc top 53 Viện điều trị Thần kinh cột sống hàng đầu Thế giới.