Vật lý trị liệu bàn chân bẹt mang lại lợi ích như thế nào?

Vật lý trị liệu được áp dụng rất nhiều trong điều trị hội chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, do là phương pháp không sử dụng thuốc, không phẫu thuật, vật lý trị liệu bàn chân bẹt vẫn khiến nhiều người nghi ngại. Liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả? 

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt là gì?  

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bàn chân bẹt – một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em khi vòm bàn chân bằng phẳng, áp sát xuống đất thay vì có độ cong như chân bình thường. Vật lý trị liệu thường bao gồm các kỹ thuật như siêu âm, laser, điện xung hay các bài tập vận động cơ học… 

Vật lý trị liệu cho người bàn chân bẹt

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt mang lại lợi ích như thế nào?

Theo các bác sĩ, vật lý trị liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh bàn chân bẹt. Ví dụ như: 

Giảm đau chân

Điều trị vật lý trị liệu bằng siêu âm và kích thích điện xung được áp dụng rất nhiều cho người bệnh khi gặp phải các cơn đau. Các phương pháp này thông qua quá trình kích thích điện lên bàn chân sẽ hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình hồi phục và giảm thiểu đau nhức khó chịu.

Vật lý trị liệu giúp giảm đau chân

Phục hồi chức năng vận động linh hoạt

Ở những người có bàn chân bẹt, do vòm bàn chân áp sát xuống đất nên khi đi đứng chạy nhảy sẽ rất dễ bị ngã vì các gân cơ bị yếu và bàn chân không đủ linh hoạt. Do đó, khi điều trị vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ đưa ra các bài tập kéo giãn, hỗ trợ cơ bắp, củng cố gân nhằm giúp giảm áp lực căng thẳng, tăng cường sức mạnh bàn chân để người bệnh có thể linh hoạt trong quá trình vận động hàng ngày. 

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt giúp giảm nguy cơ chấn thương 

Điều trị vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh hạn chế nguy cơ bị ngã và chấn thương bằng cách cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của bàn chân. Thông qua các bài tập tác động đến cơ chân, gót chân, ngón chân và cổ chân để hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể bàn chân người bệnh. Qua đó, nâng cao khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ chấn thương.  

Vật lý tị liệu giúp giảm nguy cơ chấn thương

Phòng ngừa biến chứng bệnh tật  

Hội chứng bàn chân bẹt khiến cho các xương ở cẳng chân phải xoay khi đi lại, chạy nhảy. Nó thậm chí còn ảnh hưởng đến cả khớp gối và cột sống, khiến cho các bộ phận này cũng bị xoay lệch và lệch trục cơ thể, gây ra những cơn đau, những vấn đề về viêm khớp, thoái hóa và biến dạng cột sống…  

Lúc này, điều trị bằng vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ tăng cường các cơ cốt lõi, cải thiện tư thế chuyển động hàng ngày, giúp giảm thiểu và ngăn ngừa hiệu quả các cơn đau, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Những điều cần chú ý khi tập vật lý trị liệu bàn chân

Không chỉ hỗ trợ chữa trị bàn chân bẹt, vật lý trị liệu cũng được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các dị tật bàn chân khác nhau. Chẳng hạn như vật lý trị liệu chân vòng kiềng hay vật lý trị liệu chân khoèoTuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh nên lưu ý: 

  • Nên thăm khám và điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra phù hợp với tình trạng bệnh.  
  • Khi tập các bài tập vật lý trị liệu, không nên thực hiện động tác quá mạnh hoặc luyện tập với cường độ cao sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp và dễ khiến xương khớp bị đau. 
  • Kiên trì trị liệu theo đúng liệu trình chỉ định để có thể đạt được hiệu quả cải thiện cấu trúc bàn chân trở và nâng cao khả năng vận động. 
  • Tránh khiêng vác đồ nặng, dồn áp lực lên bàn chân có thể khiến cho tình trạng chân bẹt nghiêm trọng hơn. 
  • Nên sắp xếp thời gian hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý để bàn chân và cơ thể được thư giãn. 

Nên tập vật lý trị liệu theo phác đồ của bác sĩ

Trên đây là những thông tin về phương pháp vật lý trị liệu bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, nếu còn các thắc mắc nào khác liên quan đến phương pháp này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, rõ ràng.