Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 

Ngoài dùng thuốc hay phẫu thuật thì vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cũng là phương pháp được áp dụng rất nhiều trong quá trình điều trị. Phương pháp này không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ khôi phục chức năng vận động ở người bệnh một cách an toàn, hiệu quả. 

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?  

Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống. Nó hoạt động như một bộ phận giảm xóc, có thể hấp thụ lực tác động, giúp duy trì sự ổn định cột sống và giúp cho cột sống có thể vận động linh hoạt. 

Đĩa đệm được cấu tạo gồm phần nhân nhầy bên trong và lớp vỏ bao xơ bên ngoài. Tuy nhiên, khi lớp vỏ này bị nứt, rách do tác động của quá trình lão hóa và áp lực từ việc vận động hàng ngày, phần nhân nhầy có thể dịch chuyển khỏi vị trí cố định ban đầu, gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. 

Thoát vị có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Theo thống kê, có đến khoảng 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở đốt sống thắt lưng L4 – L5, L5 – S1. Hay trong một số trường hợp nó cũng có thể xảy ra ở cột sống cổ.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm L4L5 có nguy hiểm không?  

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải ở cả người cao tuổi và người trẻ tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như: 

  • Ảnh hưởng của quá trình lão hóa khiến cho chức năng đĩa đệm bị suy giảm, gây ra phản ứng mất nước và dần dần trở lên khô cứng, kém đàn hồi. Ở những người bị thoái hóa đĩa đệm, nguy cơ thoát vị sẽ thường rất cao. 
  • Vận động quá sức, vận động sai tư thế trong thời gian dài gây ra các tổn thương cho cột sống và đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoái hóa và thoát vị hơn. 
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 
Ngồi nhiều, ít vận động có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm
  • Các tổn thương cột sống gặp phải trong quá trình lao động và sinh hoạt hàng ngày hay các chấn thương nặng như tai nạn xe hơi, ngã, chấn thương khi chơi thể thao. Ví dụ như lún, xẹp hay vỡ đốt sống… 
  • Đặc thù công việc, ví dụ như thường xuyên phải ngồi nhiều ở người làm công việc văn phòng, lái xe; thường xuyên phải mang vác nặng ở người lao động tay chân… Tất cả đều có thể gây ra các tổn thương ở đĩa đệm cột sống. 

  • Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do các bệnh lý cột sống bẩm sinh như nứt cột sống, cong vẹo cột sống… 
  • Các vấn đề xảy ra ở cột sống và đĩa đệm như thoái hóa cột sống, thoái hóa hoặc phồng, xẹp đĩa đệm… đều có thể làm tăng khả năng thoát vị.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp 

Ở giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm, các triệu chứng thường không quá rõ ràng. Người bệnh chủ yếu chỉ gặp phải những cơn đau thoáng qua. Tuy nhiên, sang đến giai đoạn sau, khi sự dịch chuyển của nhân nhầy bắt đầu có dấu hiệu chèn ép lên dây thần kinh, các biểu hiện bị thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ví dụ như:  

Đau lan sang các bộ phận xung quanh

Thoát vị có thể gây ra các cơn đau trực tiếp ở vùng cột sống bị tổn thương, sau đó lan ra các bộ phận xung quanh. Nếu thoát vị ở cột sống cổ, người bệnh có thể bị đau cả phần vai gáy, cánh tay, đau sau đầu và hốc mắt. Còn nếu xảy ra ở cột sống lưng, cơn đau có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng thắt lưng, mông và các chi dưới.  

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các cơn đau tại vùng tổn thương và các bộ phận lân cận

Tê bì chân tay

Đĩa đệm thoát vị gây chèn ép dây thần kinh thường sẽ gây ra cảm giác tê ngứa râm ran, châm chích ở các chi. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, người bệnh có thể bị suy giảm khả năng cử động và cảm giác.      

Yếu cơ

Đĩa đệm thoát vị khi chèn ép vào tủy sống có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ. Nếu như yếu cơ tay khiến cho người bệnh khó cầm nắm đồ vật thì yếu cơ chân lại ảnh hưởng đến việc đi lại. Dáng đi xiêu vẹo, không vững và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng rung chân không tự chủ mỗi khi gắng sức vận động.  

Hạn chế khả năng vận động

Tình trạng đau và tê bì kéo dài khiến khả năng vận động của người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn. Suy giảm khả năng thăng bằng, không thể co cúi, đi lại, cử động linh hoạt. Thậm chí nhiều người chỉ có thể ngồi hoặc nằm yên một chỗ. 

Điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?  

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc giảm đau hay phẫu thuật thường là các phương án đầu tiên được nhiều người bệnh nghĩ đến. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mặc dù hai phương pháp này đều có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhưng chúng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm. 

Nếu như việc dùng thuốc có thể gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày, gan, thận thì phẫu thuật lại rất tốn kém và có nguy cơ cao xảy ra nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, khiến người bệnh mất nhiều thời gian phục hồi. Chính vì vậy, để đảm bảo tính an toàn cao thì vat ly tri liệu thường sẽ là phương án đầu tiên được các bác sĩ khuyến khích. 

Vật lý trị liệu là một phương pháp được ứng dụng trong điều trị trong rất nhiều bệnh lý xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Phương pháp này được áp dụng với mục đích hỗ trợ giảm đau, bảo tồn, phục hồi cơ bắp, cột sống và phục hồi chức năng vận động ở người bệnh.  

Hiện nay, tại Prochiro – phòng khám xương khớp hàng đầu tại Hà Nội, tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu xương khớp phù hợp. 

Một số phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tại Prochiro  

Trong phác đồ vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ của Prochiro hiện đang áp dụng phổ biến các phương pháp: 

  • Điện xung trị liệu

Điện xung là phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm sử dụng dòng điện có tần số thấp tác động liên tục vào các mô của cơ thể để kích thích tăng tuần hoàn máu, giải phóng sự chèn ép tại chỗ. Đồng thời, hỗ trợ giảm viêm mãn tính và giảm tình trạng co thắt cơ để giúp giảm đau, phù nề ở người bệnh một cách hiệu quả. 

Prochiro
Điện xung trị liệu thoát vị đĩa đệm
  • Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp siêu âm

Với phương pháp siêu âm vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, sóng âm sẽ mang năng lượng cao để tác động với các mô trong cơ thể. Quá trình tác động này sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường cung cấp máu để hỗ trợ làm lành nhanh các tổn thương xương khớp. Kích thích tăng sinh collagen và giải phóng canxi tích tụ, làm giảm tình trạng viêm, giảm đau và khôi phục khả năng vận động.

  • Laser cường độ cao

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm bằng laser cường độ cao tại Prochiro có công suất lên đến 12W cho phép các tia đi sâu vào mô tổn thương để thúc đẩy quá trình tái tạo các mô, kích thích vi tuần hoàn tại chỗ và hỗ trợ dẫn lưu bạch huyết ở vùng đĩa đệm cột sống. Qua đó, làm lành tận gốc cơn đau mà không gây khó chịu cho người bệnh.

  • Giường kéo giãn DTS

Giường kéo giãn DTS là thiết bị điều trị hàng đầu cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Thiết bị này có khả năng chia nhỏ các vùng tổn thương do sai lệch và hỗ trợ kéo giãn từng vùng một để khôi phục xương khớp về đúng vị trí ban đầu mà không gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận nào. Không những vậy, điều trị bằng giường kéo giãn còn giúp người bệnh: 

  • Giải phóng sự chèn ép lên đĩa đệm, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm tổn thương. 
  • Giải phóng sự chèn ép dây thần kinh. 
  • Tăng cường lưu thông máu đưa chất dinh dưỡng đến đĩa đệm cột sống và các bộ phận liên quan. 
  • Làm giãn cơ, giảm co cứng cơ. 
  • Giảm áp lực lên cột sống. 
  • Cải thiện đường cong sinh lí

Cảm nhận của bệnh nhân đau lưng điều trị giường kéo giãn DTS

  • Các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, phục hồi chức năng 

Tập phục hồi chức năng thường bao gồm rất nhiều bài tập khác nhau, được thiết kế phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau. Ví dụ như các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến, phục hồi sau sinh hay sau thoát vị đĩa đệm. 

Với người bệnh thoát vị, tập phục hồi chức năng có tác dụng kéo giãn các cơ bị căng cứng, co rút, khôi phục các cơ bị yếu. Qua đó giúp lấy lại sự cân bằng cho hệ xương khớp, cải thiện tư thế và tăng khả năng vận động ở người bệnh. 

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
  • Chườm nóng/ lạnh 

Trị liệu bằng nhiệt gồm có hai loại là nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Với trị liệu nóng sẽ giúp hỗ trợ làm giãn mạch, thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, giúp giảm đau. Còn với phương pháp trị liệu lạnh sẽ giúp co mạch, giảm khả năng dẫn truyền của dây thần kinh, giảm phù nề, giảm sưng viêm và giảm đau (đặt biệt là đau cấp)…

Quy trình vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 

Để đảm bảo mang lại hiệu quả phục hồi tốt nhất cho người bệnh, các bác sĩ ở Prochiro sẽ xây dựng phác đồ vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm riêng cho từng người dựa trên kết quả thăm khám và chụp phim. Quá trình điều trị thường diễn ra trong nhiều buồi, mỗi buổi kéo dài từ 45 – 60 phút lần lượt theo quy trình các bước: 

  • Sử dụng máy massage chuyên dụng giải phóng cơ 
  • Trị liệu nhiệt nóng/ lạnh làm giãn cơ mô mềm
  • Nắn cơ, miết cơ bằng tay, kích hoạt điểm đau
  • Sử dụng công cụ chuyên dụng miết điểm sẹo dưới da
  • Bài tập làm nóng hệ cơ và thần kinh cơ
  • Điều trị điện xung, siêu âm, laser, kéo giãn… 
  • Tập phục hồi chức năng, cải thiện tư thế
  • Nhận phác đồ tự điều trị tại nhà 

Vật lý trị liệu tại Prochiro an toàn, hiệu quả cao 

Prochiro là một trong số ít phòng khám chuyên khoa xương khớp thành công trong việc áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh khôi phục chức năng hiệu quả. 

Ở Prochiro, không chỉ áp dụng các phương pháp truyền thống như massage, chườm nóng/ lạnh mà rất nhiều các trang thiết bị hiện đại đã được đầu tư để hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh. Ví dụ như giường kéo giãn cột sống DTS, thiết bị điện xung, siêu âm trị liệu BTL, thiết bị laser… 

Không những vậy, với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp, thần kinh cột sống sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện triệu chứng và phục hồi khả năng vận động một cách tốt nhất, an toàn nhất. 

Trên đây là những chia sẻ về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 0243 8353838/ 0919981515 để được hỗ trợ nhanh nhất.