Vẹo cột sống ở trẻ là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến và có tỷ lệ xảy ra cao. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm thế nào để nhận biết trẻ bị cong vẹo cột sống và cách điều trị như thế nào?
Cong vẹo cột sống là bệnh gì?
Cong vẹo cột sống có thể được xem là một tình trạng biến dạng cột sống, khiến cho cột sống cong về một phía thay vì có thể linh hoạt cong về bên trái, bên phải. Hoặc uốn cong tự nhiên theo mọi góc độ để phân phối lực đều lực và trọng lượng cơ thể như người bình thường.
Trên thực tế, ở nhiều trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ, cột sống có thể bị cong hẳn sang hai bên, lệch với trục cơ thể. Các thân đốt sống vẹo theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng biến dạng cột sống theo trục trước sau ở người gù.

Nguyên nhân dẫn tới vẹo cột sống ở trẻ
Cong vẹo cột sống ở trẻ là tình trạng ngày càng có tỷ lệ xảy ra cao. Điều này chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến sau:
Bệnh lý thần kinh cơ
Các vấn đề rối loạn, bệnh lý xảy ra ở hệ thần kinh như bại liệt, bại não hay loạn dưỡng cơ thường khiến cơ thể của trẻ rất yếu, không có sức lực và khó có thể nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc cột sống và gây biến dạng cong vẹo.
Các vấn đề cột sống bẩm sinh
Vẹo cột sống ở trẻ do các vấn đề bẩm sinh cũng có thể là một nguyên nhân nhưng nguyên nhân này thường có tỷ lệ xảy ra khá thấp. Ở trường hợp này, thông thường, cột sống sẽ có xu hướng hình thành bất thường ngay từ trong giai đoạn hình thành bào thai và phát triển cho đến khi trẻ chào đời.
Một số vấn đề cột sống bẩm sinh ở trẻ gồm:
- Cột sống chỉ phát triển một phần, không toàn diện.
- Đốt sống phân ly bất toàn.
- Di truyền.
Vẹo cột sống ở trẻ do bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là một bệnh lý gây tổn thương bàn chân do lòng bàn chân không có độ cong. Mặc dù vậy, bàn chân bẹt cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống do những tác động bất thường từ biến chứng bệnh.
Xem thêm: Bàn chân bẹt ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân & giải pháp điều trị
Ở những trẻ mắc chứng bàn chân bẹt, khi vận động, chân thường có xu hướng xoay vào trong thay vì hướng thẳng như bình thường. Điều đó khiến xương cẳng chân cũng dần dần bị xoay kéo theo cả sự quay lệch của khớp gối, gây viêm, thoái hóa khớp gối. Hay thậm chí nghiêm trọng hơn là sự lệch trục cột sống gây cong vẹo cột sống.

Tư thế hoạt động kém
Tư thế hoạt động kém là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em. Điển hình như:
- Thói quen sử dụng thiết bị điện tử
Không chỉ gây ảnh hưởng đến thị lực và ảnh hưởng đến não, việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng hay laptop… trong thời gian dài có thể dẫn đến sự phát triển sai lệch trong cấu trúc cột sống do các tư thế ngồi hoặc nằm không đúng trong quá trình chơi.
- Mang cặp sách quá nặng
Mang quá nhiều sách vở khiến cho trọng lượng cặp sách tăng cao, gây áp lực lớn lên cơ thể trẻ. Điều đó vô tình khiến cho trẻ phải dồn lực về một bên để kéo và nâng đỡ cặp. Và lâu dần sẽ khiến cột sống lệch hẳn về một bên gây ra tình trạng cong vẹo.
- Ngồi học sai tư thế
Với những trẻ em bị vẹo cột sống ở độ tuổi đi học thì việc ngồi học sai tư thế có thể là nguyên nhân gây ra sự biến dạng này. Một số tư thế ngồi học sai có thể kể đến như:
- Cúi mặt sát gần mặt bàn để đọc sách hoặc viết bài.
- Tì ngực sát cạnh bàn hoặc nằm rạp xuống bàn trong lúc học.
- Một tay viết bài một tay chống bên đầu.
- Khoảng cách từ mắt của trẻ đến sách vở quá xa.
Việc duy trì các tư thế này trong thời gian dài, cấu trúc cột sống bị ảnh hưởng nặng nề, làm tăng nguy cơ cong vẹo, biến dạng.

Dấu hiệu vẹo cột sống ở trẻ
Cong vẹo cột sống ở trẻ em chủ yếu ảnh hưởng đến thắt lưng và ngực. Bệnh có thể xảy ra theo nhiều mức độ khác nhau, từ vừa đến nặng với các dấu hiệu bất thường sau:
- Các gai đốt sống không thẳng hàng.
- Hai bên vai bên cao bên thấp.
- Khoảng cách từ vai đến hai mỏm xương không bằng nhau.
- Xương bả vai nhô ra bất thường (dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống dễ nhận biết nhất).
- Đầu của trẻ hơi nghiêng sang một bên.
- Góc tam giác tạo ra giữa eo, thân và cánh tay có độ rộng, hẹp không giống nhau.
- Thắt lưng mất cân bằng, xương sườn lồi lên khi xoay vặn cột sống.
- Xương sườn có độ dài không đều nhau.
- Trẻ thường gầy hơn ở một bên cơ thể, không mặc vừa các loại quần áo bình thường.
- Hai bên hông không đều nhau, bên cao, bên thấp, khiến cho độ dài hai chân cũng không bằng nhau.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi cột sống bị vẹo
Vẹo cột sống là tình trạng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều hệ quả khôn lường như:
Các vấn đề ở tim, phổi
Vẹo cột sống nghiêm trọng có thể khiến cho khung xương sườn đề lên tim và phổi. Trong trường hợp lồng ngực ép vào phổi, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hơn bình thường và có thể gặp phải các bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phổi. Còn nếu ép vào tim sẽ gây ảnh hưởng lưu thông máu, làm tăng nguy cơ suy tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tăng nguy cơ đau lưng
Cong vẹo cột sống là tình trạng ảnh hưởng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ đau lưng mãn tính ở trẻ trong tương lai. Và điều này sẽ gây cản trở rất lớn đến khả năng vận động, công việc cũng như chất lượng cuộc sống sau này.
Khiến trẻ cảm thấy tự ti
Sự biến dạng cột sống, sự mất cân bằng giữa hai vai, lệch trục ở thắt lưng, thân mình và sự nổi rõ của xương sườn ở những trẻ bị cong vẹo cột sống… tạo ra tư thế hoạt động khác thường, dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình.
Một số vấn đề ảnh hưởng khác
Ngoài một số biến chứng phổ biến trên, vẹo cột sống ở trẻ còn có thể dẫn tới tình trạng đau tê, yếu chân, không có khả năng đứng thẳng. Hay thậm chí là rối loạn chức năng ruột, bàng quang.
Cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em tại Prochiro
ProChiro là một trong số ít phòng khám xương khớp điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép. Đến với ProChiro, trẻ sẽ được trực tiếp các chuyên gia, bác sĩ nước ngoài thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ biến dạng cột sống. Cùng với việc dựa trên độ tuổi và khả năng tiếp tục phát triển cong vẹo cột sống để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ kiểm tra tư thế trước khi tiến hành điều trị cho Trẻ cong vẹo cột sống
Thay vì can thiệp điều trị bằng phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro như xuất huyết, nhiễm trùng, hay thậm chí là tổn thương thần kinh, tê liệt chân, mất kiểm soát ruột, bàng quang… hiện nay, tại ProChiro, các bác sĩ sẽ chủ trương kết hợp các phương pháp không dùng thuốc, không xâm lấn. Bao gồm Chiropractic, Vật lý trị liệu và Tập phục hồi chức năng.
Chiropractic
Chiropractic là phương pháp điều trị nắn chỉnh mà các bác sĩ sẽ sử dụng lực bàn tay tác động vừa phải để đưa các vị trí đốt sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu. Ổn định các gân cơ, dây chằng, làm giãn mềm và làm giãn các khối cơ xoắn. Đồng thời, hỗ trợ giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, mạch máu và áp lực lên các đốt sống, đĩa đệm để khôi phục trạng thái cân bằng vốn có và tiếp tục quá trình phát triển bình thường mà hoàn toàn không phải can thiệp đến phẫu thuật.
Không những vậy, điều trị bằng phương pháp chiropractic còn giúp cải thiện chức năng thần kinh và tăng cường miễn dịch cơ thể. Một cột sống khỏe mạnh, bình thường không chỉ có khả năng chống đỡ cơ thể mà còn tạo điều kiện thông suốt các dẫn truyền thần kinh. Nâng cao khả năng đề kháng cho các bộ phận cơ thể, chống lại bệnh tật. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển toàn diện sau này của trẻ.
Hiện nay, với những trẻ bị vẹo cột sống đang trong độ tuổi đi học, điều trị chiropractic sẽ là phương pháp tối ưu. Bởi phương pháp này không gây đau, không cần nghỉ dưỡng và trẻ hoàn toàn có thể trở về sinh hoạt bình thường sau điều trị.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị giúp trẻ bị vẹo cột sống có thể bảo tồn, phục hồi chức năng cột sống và khôi phục tư thế hoạt động bình thường. Với các kỹ thuật điều trị công nghệ cao như siêu âm, điện xung, giường kéo giãn DTS hay laser cường độ cao, quá trình điều trị sẽ giúp:
- Kích thích trực tiếp vào mạch máu để thúc đẩy tăng tuần hoàn lưu thông máu.
- Giảm áp lực lên các đĩa đệm và các khoang cột sống.
- Giải phóng sự chèn ép dây thần kinh.
- Giải phóng tình trạng co cứng cơ và làm giãn cơ.
- Cải thiện đường cong sinh lí
Tập phục hồi chức năng vẹo cột sống ở trẻ
Với tình trạng cong vẹo cột sống, trẻ sẽ được các bác sĩ thiết kế hệ thống bài tập phục hồi chức năng riêng. Các bài tập này có tác dụng giúp kéo giãn các cơ, dây chằng phía cột sống cong lõm. Đồng thời, làm tăng sức cơ phía cột sống cong lồi để điều chỉnh lại tư thế cân bằng cột sống và khôi phục chức năng hoạt động bình thường ở trẻ.
Điều trị vẹo cột sống ở trẻ mắc chứng bàn chân bẹt
Với những trẻ không may bị cong vẹo cột sống do biến chứng từ bệnh lý bàn chân bẹt, ngoài các phương pháp điều trị chiropractic kết hợp vật lý trị liệu và tập phục hồi chức năng, trẻ còn có thể được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng đế chỉnh hình bàn chân bẹt. Đế chỉnh hình được thiết kế riêng cho từng trẻ để giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân, giảm áp lực đè nén lên cấu trúc cột sống cũng như nâng cao khả năng phục hồi hiệu quả.
Là một người mẹ đã từng cho con điều trị vẹo cột sống ở ProChiro, chị Hương cho biết: “Mới đầu cảm thấy lo lắng vô cùng về bệnh tình của con, nhưng may sao đến ProChiro, được bác sĩ thăm khám và điều trị tận tình, thêm nữa, lại thấy con không sợ, không kêu đau sau mỗi lần trị liệu, tôi cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Cố gắng kiên trì cùng con nên tình trạng của bé giờ đã tiến triển rõ rệt.”
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng vẹo cột sống ở trẻ. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 0243 8353838/ 0919981515 để được hỗ trợ nhanh nhất.