Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở người trẻ hiện nay đang có xu hướng tăng dần và cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn trước. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, mức độ bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của chính người bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ có nguyên nhân là do sự thoái hoá và các tổn thương của sụn khớp, dẫn đến những cơn đau nhức thường xuyên ở vùng cổ và điểm cột sống ở những vùng xung quanh; hay nói cách khác, đây là bệnh lý ở những đốt sống cổ.
Xuất phát điểm của bệnh chỉ là những hiện tượng như: hư khớp, tổn thương dây chằng cổ, tổn thương ở các màng. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến các tình trạng thoái hóa các đốt sống cổ.
Nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu thường gặp ở nhiều người hay mắc phải mà chúng tôi đã tổng hợp được:
- Di truyền: Dựa theo sự chứng minh được từ nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, có đến hơn 90% căn bệnh mà chúng ta mắc phải đều bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Và thoái hóa cột sống cổ cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Theo đó, những ai có cha mẹ hoặc ông bà đã từng bị bệnh này thì nguy cơ mắc phải những dị dạng đốt sống cổ từ khi còn nhỏ cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường.
- Bị sai tư thế vận động hoặc do đặc thù công việc: Những công việc buộc phải ngồi lâu và phần cổ – vai phải vận động nhiều, điển hình như: những người làm văn phòng, xây dựng, khuân vác, … thường có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Việc thường xuyên làm công việc nặng nhọc hoặc các thói không tốt như cúi gập cổ với tần suất cao, vận động sai tư thế, ngồi quá lâu hay khi ngủ kê gối quá cao… đều đều những nguyên nhân chủ yếu làm cho khớp cổ rơi vào tình trạng thoái hóa nặng nề.
- Quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể: Lão hóa do tuổi tác chính là điều mà con người ai rồi cũng sẽ đối mặt và trải qua. Khi bước qua tuổi 40, tình trạng này sẽ bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ hơn rất nhiều lần. Lâu dần, dưới tác động từ sự lão hóa do tuổi tác thì các cơ – xương – khớp sẽ ngày càng yếu đi và việc xuống cấp nghiêm trọng chỉ là vấn đề thời gian.
- Chấn thương: Những ai đã từng bị tai nạn hoặc gặp phải chấn thương và va đập mạnh có liên quan đến cột sống cũng sẽ có tỉ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ rất cao. Có thể sẽ không xuất hiện biểu hiện ngay, nhưng khi khớp xương và lớp sụn bên trong bị phá vỡ cấu trúc do va chạm mạnh trước đó mà chính bạn không phát hiện để có thể chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Xu hướng trẻ hóa của bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ
Từ những nguyên nhân mà bài viết đã đề cập ở phía trên, có thể dễ dàng nhận ra rằng những ai thường xuyên phải vận động vùng cổ cường độ cao thì sẽ là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh. Đó có thể là những người làm trong xây dựng, nhân viên văn phòng, hay phải thường xuyên khiêng vác.
Ngoài ra, tình trạng thoái hóa ở người già cũng được bắt gặp thường xuyên. Các cuộc khảo sát về bệnh thoái hoá cột sống cổ đã cho thấy ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh ở người trên 60 tuổi là 85% (cứ có 100 người trên 60 tuổi thì có hơn 85 người sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ).
Một điều đáng báo động hơn về căn bệnh này là đang có xu hướng trẻ hóa dần. Đây cũng là một điều khá dễ lí giải, vì để bắt kịp nhịp sống hiện đại mà đã dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường khi ba mẹ không thường xuyên chú ý, quan tâm con trẻ.
Việc liên tục có thói quen sinh hoạt sai cách, chẳng hạn như: ngồi quá lâu trước máy tính, ngủ sai tư thế, ngồi học sai tư thế,… ở trẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Những việc giúp cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Chế độ dinh dưỡng
Những người bệnh nên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C như: Ổi, cam, đu đủ, bưởi, chanh,… vừa tăng khả năng kháng viêm, vừa cải thiện hiệu quả quá trình lão hóa.
Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp thêm các loại vitamin như: A, E, D có trong các loại nấm, hải sản, mộc nhĩ, sữa đậu nành, súp lơ xanh…bởi đây đều là những nhân tố cần thiết trong việc bảo vệ khớp xương.
Thói quen sinh hoạt
Hạn chế làm việc quá sức hay vận động mạnh, vì điều này sẽ khiến cho bệnh tái phát với mức độ nặng hơn. Thay vào đó nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm có lợi cho tình trạng bệnh. Quan trọng hơn hết là phân bổ thời gian hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh việc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tập thể dục
Bên cạnh những cách thức trên, người bệnh nên thực hiện thêm các bài tập chuyên biệt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ, điều này sẽ góp phần giảm bớt tần suất và mức độ của các cơn đau, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Trên đây, ProChiro đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa, bạn cũng có thể tham khảo một số cách hỗ trợ cải thiện tình trạng này nhé.